Angimex lần đầu phát hành trái phiếu, muốn huy động 500 tỷ đồng

Angimex muốn phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 7%/năm, thời điểm phát hành dự kiến trong năm nay. Được biết đây là lần đầu tiên Angimex phát hành trái phiếu.
Angimex lần đầu phát hành trái phiếu, muốn huy động 500 tỷ đồng

HĐQT Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex – HoSE: AGM) vừa thông qua việc phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với kỳ hạn dự kiến 24 tháng. Đây là lần đầu tiên Angimex phát hành trái phiếu.

Trái phiếu đợt này là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được đảm bằng bất động sản và cổ phiếu do bên thứ ba thế chấp và bảo lãnh cho Angimex. Lãi suất dự kiến 7%/năm, được trả 3 tháng/lần. Thời điểm phát hành dự kiến trong năm nay.

AGM cho biết số vốn huy động được sử dụng đầu tư mua các nhà máy gạo tại Định Thành (150 tỷ đồng) và Đồng Tháp (350 tỷ đồng) để nâng cao năng lực sản xuất của công ty. 

Theo kế hoạch bên đứng ra tư vấn, đại lý phát hành, đăng ký lưu ký, thanh toán và quản lý chuyển nhượng là Chứng khoán BETA.

Ngày 5/11 vừa qua, Louis Holdings mua gần 1,5 triệu cổ phiếu AGM để nâng tỷ lệ sở hữu từ 0 lên 8,16%, qua đó trở thành cổ đông lớn tại Angimex. Cùng ngày, ông Đỗ Thành Nhân - Chủ tịch HĐQT Angimex thoái toàn bộ lượng cổ phần tương tự. Trên thị trường, phiên 5/11 ghi nhận gần 1,5 triệu cổ phiếu AGM được thỏa thuận với giá trị là 56,46 tỷ đồng. 

Cuối tháng 10, Louis Capital (HoSE: TGG) cũng vừa bán hết 838.000 cổ phiếu AGM, tương đương 4,6% vốn.

Về tình hình tài chính của Angimex, công ty hiện đang vay ngắn hạn 945 tỷ đồng tại cuối quý III, gấp 3,4 lần ngày đầu năm và gấp đôi thời điểm cuối tháng 6. 

Về kết quả kinh doanh, trong quý 3/2021, doanh thu thuần AGM đạt 1.297 tỷ đồng, tăng 149% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid và chi phí vận chuyển, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này chỉ đạt gần 4 tỷ đồng giảm 53% so với cùng kỳ năm 2020.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu AGM tăng trưởng cao nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 17,8 tỷ, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2020.

Xem thêm

Phát hành trái phiếu 6 tháng đầu năm tăng 33%

Phát hành trái phiếu 6 tháng đầu năm tăng 33%

Theo số liệu tổng hợp từ HNX, các doanh nghiệp đã phát hành lên tới 156.000 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2020, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu sôi động trở lại kể từ quý II/2020.

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...