ABBank vẫn loay hoay tìm "phép màu"?

Sau khi các ngân hàng yếu kém, quy mô nhỏ phải “dồn toa” sáp nhập với đối tác trong giai đoạn 2012-2015, đến nay vẫn còn sót lại một vài ngân hàng đang “bơ vơ”. ABBank – ngân hàng có các cổ đông lớn n
ABBank vẫn loay hoay tìm "phép màu"?

Sau khi các ngân hàng yếu kém, quy mô nhỏ phải “dồn toa” sáp nhập với đối tác trong giai đoạn 2012-2015, đến nay vẫn còn sót lại một vài ngân hàng đang “bơ vơ”. ABBank – ngân hàng có các cổ đông lớn như EVN, Geleximco… vẫn tiếp tục quá trình tự tái cơ cấu gian nan.

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cho biết, năm 2015, đã tập trung khắc phục dứt điểm các kiến nghị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) của các năm trước, khắc phục hết các kiến nghị tồn đọng từ năm 2012 và 2014. Do đó, ABBank là một trong số ít ngân hàng được NHNN chấp thuận cho tự thực hiện tái cơ cấu. Gian nan “dọn” nợ xấu Trong vòng ba năm gần đây, HĐQT ngân hàng ABBank đặt kế hoạch kinh doanh rất thận trọng, mà ưu tiên nhiệm vụ tái cơ cấu theo chỉ đạo của NHNN, nhất là xử lý nợ xấu. Hoạt động kinh doanh vẫn tăng trưởng khá, song lợi nhuận lại diễn biến “phập phù”. Cụ thể, năm 2014, dư nợ cho vay tăng 10% đạt mức 25.969 tỷ đồng, huy động vốn tăng 11% lên mức 45.404 tỷ đồng. Tổng thu nhập thuần tăng nhẹ, đạt 1.659 tỷ đồng nhưng lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, đạt 133,6 tỷ đồng (chỉ bằng 70% của năm 2013). Năm 2015, hoạt động cho vay và huy động của ABBank tăng trưởng cao hơn, đạt lần lượt 30.915 tỷ đồng (tăng 19%), 47.530 tỷ đồng (tăng 5,4%). Lợi nhuận trước thuế tiếp tục giảm, chỉ đạt 108 tỷ đồng. Lãnh đạo ABBank giải thích, lợi nhuận sụt giảm mạnh là do lãi suất giảm nhanh, mức sinh lời không cao, trích lập dự phòng rủi ro cao hơn… Trong số này, “thủ phạm” đã làm “hao hụt” lợi nhuận của nhiều ngân hàng thời gian qua là nợ xấu. Như tại ABBank, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh từ mức 4,8% cuối năm 2013 xuống còn 2,75% cuối năm 2014, song số nợ xấu tăng lên 714 tỷ đồng. Đầu năm 2015, nợ xấu tăng mạnh lên 4,51%, nhưng cuối năm giảm “sốc” về 2,38%, tương đương gần 736 tỷ đồng. Ngân hàng đặt mục tiêu sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu về 2% vào cuối năm nay. Nợ xấu tăng nhanh khiến ABBank phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và trái phiếu đặc biệt VAMC sau khi bán nợ rất lớn. Cụ thể, năm 2013, ABBank bán cho VAMC khoảng 600-700 tỷ đồng nợ xấu, năm 2014 bán thêm gần 2.000 tỷ đồng nợ. Ông Cù Anh Tuấn, Tổng Giám đốc ABBank, cho biết từ năm 2015, ngân hàng bắt đầu trích lập dự phòng cao hơn các năm trước đó. Năm 2016, ngân hàng đặt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng cao hơn song vẫn phải trích thêm dự phòng. Số dự phòng sẽ ít dần đi từ năm 2017 và đến 2018 sẽ không còn trích lập nữa. Mức dự phòng rủi ro trích lập trong năm 2016 dự kiến lên tới 703 tỷ đồng, gồm 199 tỷ đồng cho rủi ro tín dụng và 504 tỷ đồng dự phòng trái phiếu VAMC. Do đó, lợi nhuận trước thuế sau trích dự phòng của năm nay sẽ đạt 214,5 tỷ đồng, cao gấp đôi năm trước. Giai đoạn 2012-2015, NHNN đã chỉ đạo quyết liệt, hối thúc các ngân hàng khẩn trương xây dựng phương án tái cơ cấu và triển khai thực hiện một cách hiệu quả. Bỏ ngỏ sáp nhập, niêm yết Đã có 7 tổ chức tín dụng lần bị xoá tên sau khi sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác, có 3 ngân hàng bị NHNN mua lại với giá 0 đồng để trực tiếp chỉ đạo tái cấu trúc. Ngoài ra, hiện vẫn còn vài ngân hàng đang thực hiện tái cơ cấu theo phương án được duyệt, như: Eximbank, PGbank, ABBank, DongABank… Ở một vài trường hợp, quá trình tái cơ cấu còn chậm trễ, kéo dài do vướng mắc ở sở hữu vốn nhà nước, có nơi lại chưa giải quyết được những căng thẳng quyền lực giữa các nhóm cổ đông lớn. Có ngân hàng bày tỏ nguyện vọng muốn tự tái cơ cấu bằng nguồn lực vốn có, kêu gọi thêm các nhà đầu tư bên ngoài… song NHNN cũng thận trọng cân nhắc, để tránh lặp lại “vết xe đổ” như bài học ở ngân hàng VNCB trước đây. Đối với trường hợp ABBank, ngân hàng này cũng đề xuất và được NHNN chấp thuận cho tự tái cơ cấu. Trong năm 2014-2015, ABBank đã triển khai một loạt các biện pháp như: thu hồi nợ bằng tiền, bổ sung tài sản đảm bảo, cơ cấu nợ, sử dụng dự phòng hoặc bán nợ cho VAMC… để giảm nhanh nợ xấu. Với định hướng tái cấu trúc đẩy mạnh bán lẻ, ABBank đã cải thiện doanh thu, lợi nhuận, có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015, ngân hàng đã có dư lãi để chia cổ tức cho cổ đông ở mức 3,9%. HĐQT ngân hàng cũng hứa đến năm 2017 sẽ cố gắng giảm bớt chi phí dự phòng để tăng cổ tức. Còn ngay năm 2016, ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu thưởng (520 tỷ đồng) để tăng vốn điều lệ lên 5.320 tỷ đồng. Dù hoạt động kinh doanh đã vận hành ổn định hơn, kiểm soát nợ xấu trong ngưỡng an toàn, nhưng đến giờ, HĐQT ABBank vẫn chưa có kế hoạch niêm yết dù mốc hẹn cho các ngân hàng là năm 2016. Việc niêm yết trên sàn cũng sẽ là cách giúp kêu gọi nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, song không ít lãnh đạo ngân hàng chần chừ, chưa vội lên sàn. Trong khi đó, con đường tái cơ cấu thông qua sáp nhập, hợp nhất lại được chủ tịch HĐQT ABBank Vũ Văn Tiền bỏ ngỏ: “Chưa có kế hoạch cụ thể về hợp nhất, sáp nhập và không chấp nhận đơn vị có tình trạng hoạt động xấu”.

Hải Hà

Theo Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm