Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm

Ông Nguyễn Đình Tùng gia nhập vào ngân hàng OCB từ tháng 4/2012 và chính thức đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc từ tháng 8/2012...

Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (mã chứng khoán: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc. Ông Tùng sẽ tiếp tục đóng góp và đồng hành với OCB trong vai trò Thành viên Hội đồng quản trị.

Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Đình Tùng gia nhập vào OCB từ tháng 4/2012 và chính thức đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc từ tháng 8/2012. Ông được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị từ 4/2023 nằm trong kế hoạch bổ sung nguồn lực lãnh đạo của OCB, nhằm chuẩn bị và thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc triển khai các kế hoạch chiến lược của ngân hàng.

Cùng thời điểm, ngân hàng OCB cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024. Theo báo cáo của ngân hàng, tổng thu thuần của OCB đạt 2.287 tỷ đồng trong quý vừa qua, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đóng góp chính cho tăng trưởng đến từ thu nhập lãi thuần và hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Thu nhập lãi thuần trong quý đạt 1.901 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ và chiếm 83,12% tổng thu thuần nhờ các chính sách ưu đãi lãi suất, hỗ trợ khách hàng và doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn cung vốn.

Nguồn thu nhập ngoài lãi cũng tăng trưởng tốt với mức tăng 13,8% lên 386 tỷ đồng. Riêng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 118 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước nhờ tận dụng cơ hội biến động mạnh của tỷ giá trong những tháng đầu năm.

Kết thúc quý 1/2024, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ.

Các chỉ số liên quan về quản trị rủi ro như hệ số an toàn vốn (CAR), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, hệ số cho vay trên huy động (LDR) ở mức an toàn. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%, đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ số thanh khoản ổn định với bộ đệm tài sản thanh khoản đầy đủ.

Tính đến ngày 31/3/2024, dư nợ thị trường 1 của OCB tăng 3,5% so với cuối năm 2023, đạt 153.199 tỷ đồng. Tổng tài sản duy trì ổn định, đạt gần 237 nghìn tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 đạt hơn 163.400 tỷ.

Mới đây, ngân hàng OCB đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024. Tại đại hội, các cổ đông đã thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả năm 2023. OCB cũng chốt kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu và tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2024-04-24-luc-172345-2194.png
Thị giá cổ phiếu OCB trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/4, cổ phiếu OCB đang ghi nhận ở mức 13.850 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của ngân hàng này trên thị trường đạt khoảng 28.500 tỷ đồng.

Nói thêm về cổ phiếu ngành ngân hàng, trong báo cáo triển vọng ngành mới đây, công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng định giá P/B ngành ngân hàng năm 2024 ở mức 1,1x với ROE là 18%. Tham chiếu số liệu lịch sử, cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn đang được giao dịch ở dưới mức P/B trung bình 10 năm.

Thu nhập lãi ròng dự đoán sẽ là động lực chính cho lợi nhuận 2024 trong bối cảnh kỳ vọng tăng trưởng tín dụng được cải thiện và chi phí vốn thấp hơn. Đặc biệt đối với các ngân hàng tham gia vào việc tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém, sẽ đạt được mức tăng trưởng tín dụng cao hơn bình quân ngành năm 2024 gồm HDB, MBB, VCB, VPB.

Xu hướng chính trong quý 4/2023 là sự phục hồi của tỷ lệ CASA và chi phí huy động vốn giảm. Tỷ lệ CASA quý 4/2023 tăng lên 22% số liệu tổng hợp 28 ngân hàng tăng 2,5 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 80 điểm cơ bản so với năm trước. Kỳ vọng tỷ lệ CASA sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024 trong bối cảnh lãi suất tiền gửi có kỳ hạn kém hấp dẫn.

Theo Yuanta, chất lượng tài sản cũng được cải thiện nhẹ với tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức 1,94% giảm 30 điểm cơ bản so với quý liền kề trước đó nhưng tăng 35 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu có thể đạt đỉnh và sẽ giảm trong năm 2024 nhờ kỳ vọng lãi suất thấp giúp giảm gánh nặng trả nợ cho người đi vay và triển vọng kinh tế tốt hơn.

“Mặc dù áp lực trích lập dự phòng có thể giảm bớt trong năm 2024, các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp và tỷ lệ nợ xấu cao có thể cần tăng mức chi phí dự phòng", nhóm phân tích của Yuanta nhấn mạnh.

Xem thêm

Đã có hai doanh nghiệp trúng thầu 3.400 lượng vàng

Đã có hai doanh nghiệp trúng thầu 3.400 lượng vàng

Theo kết quả Ngân hàng Nhà nước công bố, có 2 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 34 lô, tương ứng với 3.400 lượng vàng. Giá trúng thầu cao nhất là 81.330.000 đồng/lượng. Giá trúng thầu thấp nhất là 81.320.000 đồng/lượng...

Có thể bạn quan tâm

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Thông tư 02 hết hiệu lực, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh?

Từ tháng 1/2025, các ngân hàng sẽ chính thức không còn áp dụng Thông tư 02 khi văn bản này hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2024, nhiều nghi vấn đặt ra rằng điều này có ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng trong tương lai hay không...