Đầu tư cổ phiếu ngân hàng cần nhìn vào đâu?

Lựa chọn để đầu tư một cổ phiếu nào là tùy khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư, có thể là tâm lý đám đông hay nhìn vào chiến lược kinh doanh, năng lực tài chính, cũng có thể là năng lực quản lý điều hà
Đầu tư cổ phiếu ngân hàng cần nhìn vào đâu?

Ở nhóm ngân hàng cổ phần không có vốn Nhà nước chi phối, VPBank tiếp tục duy trì phong độ dẫn đầu

Ngành ngân hàng là điểm sáng trong 6 tháng đầu năm

Mặc dù nền kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, khi GDP chỉ tăng trưởng 5,73% trong nửa đầu của năm 2017, nhưng ngành ngân hàng vẫn đạt được những kết quả rất ấn tượng.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của một số ngân hàng có mức tăng trưởng hai con số, đặc biệt là mức tăng trưởng của VPBank lên tới 107%, hay Techcombank tăng 72% so với cùng kỳ của năm 2016.

Trong nửa đầu năm, Vietcombank đã vươn lên vị trí số 1 hệ thống ngân hàng về lợi nhuận, với 5.254 tỷ đồng, tăng trưởng 23%. Đứng thứ 2 là VietinBank với 4.813 tỷ đồng. Theo sau đó là BIDV, với kết quả lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 3.708 tỷ đồng. Cả hai ngân hàng VietinBank và BIDV đều tăng trưởng lợi nhuận trên 10% trong nửa đầu năm.

Ở nhóm ngân hàng cổ phần không có vốn Nhà nước chi phối, VPBank tiếp tục duy trì phong độ dẫn đầu. Sau khi trừ đi chi phí hoạt động và dự phòng, VPBank đạt lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 3.263 tỷ đồng và sau thuế là 2.600 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016 và vượt 10% so với kế hoạch nửa đầu năm mà nhà băng này đặt ra.

Những ngân hàng đang trong giai đoạn khó khăn cũng đang từng bước gỡ từng nút thắt nhằm cải thiện tình hình kinh doanh.

Cùng với các thông tin liên quan đến lợi nhuận, nợ xấu, nhân sự cấp cao…, làn sóng lên sàn của các ngân hàng cũng dần rõ nét hơn. Có không ít ngân hàng đã đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM hoặc niêm yết trên sàn chứng khoán cũng tác động lên giá của cổ phiếu “vua”.

Từ đầu năm đến nay, thị giá của nhiều cổ phiếu ngân hàng đều đã tăng mạnh, thậm chí gấp đôi, gấp ba giá trị.

Các công ty chứng khoán đều đưa ra nhận định tích cực, nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ duy trì vai trò dẫn dắt, đưa thị trường giao dịch trên nền tảng mới cao hơn và ổn định hơn, dòng tiền thị trường lan tỏa tạo cơ hội hồi phục trở lại cho các nhóm ngành thị trường và các nhóm cổ phiếu phân theo quy mô vốn hóa.

Đi tìm “cỗ máy” sinh lời bền vững

Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ yên tâm nắm giữ cổ phiếu ngân hàng trong năm nay?

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thường được các nhà quản trị, các nhà đầu tư sử dụng khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, doanh nghiệp, chúng thể hiện khả năng, thời hạn thu hồi vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng càng cao là cơ sở để ngân hàng tăng quy mô vốn cũng như năng lực tài chính của mình. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Ví dụ, ROA = 10% có nghĩa là bình quân một đồng tài sản sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận. Tương tự, chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.

Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu khả năng sinh lời được đánh giá tốt trong khung: ROA≥1%; ROE ≥12-15%.

Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, VPBank đang là ngân hàng có hệ số ROA và ROE lớn nhất. Theo số liệu thống kê cuối năm 2016, ROA của VPBank đạt 1,9% và ROE đạt 25,7% vượt trội so với ngân hàng trong nước (ROA trung bình 2016 là 0,8% và ROE 12,5%).

So sánh chung với các ngân hàng trong nhóm, VPBank có sự khác biệt nằm ở chiến lược kinh doanh, đi vào phân khúc, mô hình có rủi ro hơn. VPBank cũng công nhận điều này và sẵn sàng chuẩn bị nền tảng hệ thống để phòng bị rủi ro.

“ROE của VPBank trong vòng 5 năm tới sẽ dao động trong khoảng 25-26%, đây là cam kết rất lớn để đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư và cũng sẽ là trách nhiệm rất lớn của HĐQT và ban điều hành ngân hàng. Bởi lẽ cổ đông, nhà đầu tư sẽ không nghe lời lãnh đạo hứa mà họ sẽ chỉ quan tâm những gì mà lãnh đạo ngân hàng làm”, Tổng giám đốc ngân hàng VPBank – ông Nguyễn Đức Vinh cho biết.

Đại diện ngân hàng chia sẻ thêm: “Ngân hàng nào cũng muốn trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Mỗi ngân hàng có cách đi khác nhau và có cách tiếp cận và thành công khác nhau. Tôi không nói VPBank là tiếp cận thành công nhất nhưng đến thời điểm này nó mang lại hiệu quả nhất. Trong khi các ngân hàng khác thành công có thể đến sau vài ba năm tới”.

Còn dưới góc nhìn của các chuyên gia phân tích chứng khoán, lựa chọn bất kỳ một cổ phiếu nào là do khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư. Hiệu quả đầu tư tương lai sẽ đến từ quyết định đầu tư hiện tại dựa trên tiềm năng và dư địa tăng trưởng của doanh nghiệp, của giá cổ phiếu. Đây là hai điểm quan trọng cần xem xét với bất kỳ quyết định đầu tư vào cổ phiếu nào.

Theo Tú Anh/Bizlive 

>> VPBank chưa có kế hoạch buông "gà đẻ trứng vàng" Fe Credit

Có thể bạn quan tâm