Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn

Trong khi các ngân hàng đang "dư dả" vốn, kẹt cho vay, thì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tốt lại chỉ được chào đón, cho vay ở những ngân hàng nhỏ.   “Cho vay một dự án lớn thì giải ngân n
Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn

Trong khi các ngân hàng đang "dư dả" vốn, kẹt cho vay, thì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tốt lại chỉ được chào đón, cho vay ở những ngân hàng nhỏ. 

 “Cho vay một dự án lớn thì giải ngân ngay lập tức cả trăm tỉ đồng, nhưng nguy cơ nợ xấu cũng chực chờ. Đến nay thì các ngân hàng đã “thấm đòn” nợ xấu rồi, ít ngân hàng nào dám mạnh tay cho vay dự án lớn như trước đây”, tổng giám đốc một ngân hàng phân tích. Theo phản ánh, tình trạng ngân hàng không tăng trưởng được dư nợ tín dụng cũng đang có chiều hướng xấu mà Eximbank mà một ví dụ điển hình. Ngân hàng này thậm chí dư nợ cho vay bị âm so với đầu năm. Tiền thừa hay để bù nợ xấu? Chuyện tiền thừa được thể hiện khá rõ trong báo cáo tài chính bán niên của nhiều ngân hàng. Tại không ít ngân hàng, tổng vốn huy động cao hơn hẳn so với dư nợ. Thậm chí, một ngân hàng cổ phần có trụ sở ở TP HCM tiết lộ số tiền gửi của khách hàng lên tới 280.000 tỷ đồng, trong khi dư nợ chỉ khoảng 200.000 tỷ đồng. Với một ngân hàng khác trụ sở ở Hà Nội, dư nợ trên tổng tiền gửi thấp ở mức khó tưởng tượng, khoảng 30-40%. Tỷ lệ huy động/cho vay của một số ngân hàng cổ phần giờ đây luôn xoay quanh 60-70%. Nghĩa là tiền đang dư thừa và không còn tình trạng rủi ro huy động bao nhiêu cho vay bấy nhiêu nữa. Số liệu Ngân hàng nhà nước công bố đến ngày 29/7/2016 cũng cho thấy, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,45% so với cuối năm ngoái, huy động vốn tăng 9,94% và tín dụng tăng trưởng 8,54%. Mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn cả tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, thì tiền thừa là tất yếu. Trong bối cảnh thừa tiền, kỳ vọng của cả doanh nghiệp, Chính phủ và tất nhiên của Ngân hàng nhà nước là lãi suất đầu ra sẽ giảm trên cơ sở thanh khoản được đảm bảo. Dự thảo Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn đặt mục tiêu đến năm 2020 lãi suất cho vay rơi về 5%/năm, tức giảm một nửa so với lãi suất đầu ra trung, dài hạn và 2 điểm phần trăm so với lãi suất cho vay ngắn hạn hiện hành. Cũng vì nhiều tiền mà các tổ chức tín dụng đổ xô mua trái phiếu chính phủ và tín phiếu. Bởi vậy, chỉ mới 5 tháng đầu năm, huy động trái phiếu chính phủ đã đạt 90% kế hoạch năm. Ngay sau đó, Kho bạc Nhà nước tăng kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ thêm 30.000 tỷ đồng, từ 220.000 tỷ đồng lên 250.000 tỷ đồng, tiền từ ngân hàng cũng liên tục đổ vào. Thông thường khi vốn vào nhiều, các ngân hàng sẽ hạ lãi suất tiết kiệm, đồng thời giảm lãi suất cho vay để vốn không ứ đọng, lợi nhuận được đảm bảo. Tuy nhiên, khảo sát ở bốn ngân hàng quốc doanh, nửa quốc doanh và bốn ngân hàng cổ phần cho thấy lãi suất đầu ra từ đầu năm đến nay chỉ giảm tối đa được 0,5%/năm. Các ngân hàng than “giảm nữa là lỗ”. Điều này rất khó hiểu. Lãi suất cho vay ngắn hạn hiện tầm 7%. Giả sử giảm xuống 6%/năm, tính ra ngân hàng vẫn còn lời hơn mua trái phiếu chính phủ hay tín phiếu Ngân hàng nhà nước. Nhưng chẳng ngân hàng nào ham giảm lãi suất đẩy mạnh cho vay vì thực chất trái phiếu có thanh khoản cao, mua dễ, bán dễ, khi cần có thể chuyển thành tiền được ngay để giải quyết nhu cầu chi trả. Thực tế đâu có đơn giản vậy. Sở dĩ một số ngân hàng phải để khoảng cách xa giữa tổng vốn huy động và cho vay là bởi họ cần một nguồn vốn đệm nhằm bù đắp cho số thật nợ xấu. Số vốn đệm này phải luôn dồi dào và luôn ở mức cao để đảm bảo khả năng chi trả. Vốn đệm càng nhiều, chi phí huy động vốn càng cao, lợi nhuận càng thấp, nhưng các ngân hàng vẫn cắn răng chịu đựng, chịu cho đến khi nào xử lý được nợ xấu. Nhưng theo báo cáo tài chính, nợ xấu đang gia tăng tại một loạt các ngân hàng lớn. Điển hình như tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ khoảng 1,6% cuối 2015 lên 2% vào 30/6/2016. Mức tăng đột biến thể hiện rõ ở Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), từ 1,86% lên tới 5,3%. Điều này được chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu giải thích, ở Việt Nam, khi thị trường bất động sản khởi sắc, giá nhà đất tăng lên thì lại xảy ra hiện tượng con nợ “găm giữ” tài sản, cù cưa không cho ngân hàng xử lý tài sản đó. Họ găm giữ với tâm lý đợi giá đất tăng cao hơn để bán thu lời hoặc bằng cách nào đó chuyển giao cho ngân hàng nhưng phải “được giá”. Vì thế mà ở Việt Nam thị trường bất động sản xuống dốc sẽ dễ xử lý tài sản thế chấp, thanh lý thu hồi nợ xấu hơn là ngược lại. Mặt khác, 70% nợ xấu là tài sản thế chấp bằng bất động sản, mà thị giá bất động sản vẫn đang trong tình trạng tụt dần. Không chỉ một khoản nợ xấu, không chỉ một ngân hàng, hàng ngàn khoản nợ xấu, mười mấy ngân hàng ở trong tình trạng đó. Nếu VAMC bán nợ xấu theo cách đấu giá, theo giá thị trường, thì “bộ mặt” thật nợ xấu “lòi” ra hết. Doanh nghiệp vẫn than lãi suất cho vay Mặc dù các ngân hàng “kêu” thừa tiền nhưng lãi suất cho vay vẫn chưa có dấu hiệu giảm để người vay dễ thở hơn. Trong khi thông thường khi vốn vào nhiều, các ngân hàng sẽ hạ lãi suất cho vay để vốn không ứ đọng. TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, nhấn mạnh việc giảm lãi suất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nợ xấu, lãi suất huy động, chi phí hoạt động… Ví dụ, lãi suất huy động đầu vào trong suốt thời gian vừa qua gần như không giảm mà còn có xu hướng tăng lên nên khó giảm lãi suất đầu ra. Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB, ông Võ Tấn Hoàng Văn, nhận định: “Với mặt bằng lãi suất và tình hình thị trường hiện nay, trong vòng 1-2 tháng tới lãi suất có thể giảm một ít hoặc ít nhất cũng là giữ ổn định. Nhưng nếu Chính phủ đẩy mạnh chi tiêu, kích thích tiêu dùng thì lãi suất tháng có thể theo chiều hướng ổn định và tăng nhẹ”. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải vay vốn với lãi suất cao và khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định việc giảm lãi suất cho vay còn gặp một số thách thức do tiến trình xử lý nợ xấu diễn ra còn chậm. Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lý Thành Sinh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May thêu Minh Long Hưng, cho hay, sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãi suất cho vay trung và dài hạn tại một số ngân hàng có giảm nhẹ 0,5%-1%. Hiện lãi suất cho vay trung và dài hạn có tài sản đảm bảo tốt đang ở mức 12%-15%/năm. Tuy vậy, ngay cả khi doanh nghiệp thế chấp tài sản đảm bảo là bất động sản thì ngân hàng cũng cho vay rất ít, thường chỉ bằng khoảng 40% so với giá trị thực của tài sản đảm bảo. Lý do chủ yếu do khung giá đất hiện vẫn ở mức rất thấp, thấp hơn một nửa so với giá thị trường. Chẳng hạn, doanh nghiệp mua miếng đất trị giá 1 tỷ đồng nhưng khi đem thế chấp ngân hàng chỉ cho vay được khoảng 400 triệu đồng. “Ngân hàng thừa tiền nhưng thực tế doanh nghiệp muốn vay không dễ. Bởi có khi tài sản đảm bảo thì doanh nghiệp đã thế chấp hết rồi, còn đâu nữa mà thế chấp để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Đó là chưa kể phương thức thế chấp bằng máy móc, thiết bị… lại không được ngân hàng lựa chọn” – ông Sinh nói. Một số doanh nghiệp khác cũng than thở họ cảm thấy mệt mỏi khi phải tìm vốn từ bạn bè, người thân, thậm chí là tín dụng đen thay vì gõ cửa ngân hàng.

Hiện lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6%-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Nhiều ý kiến nhận xét lãi suất cho vay của Việt Nam vẫn quá cao so với các nước trên thế giới khiến doanh nghiệp thêm bất lợi trong cạnh tranh.

Hoài Thu 

Có thể bạn quan tâm