Vietinbank, BIDV "chây ỳ" trả cổ tức bằng tiền, "đòi" nhà nước thoái vốn

Nhà nước hiện sở hữu tại Vietinbank và BIDV lần lượt là 64,46% và trên 95%, nhưng hai ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cắt cổ tức, khiến cổ đông Nhà nước không có nguồn thu.  BIDV,
Vietinbank, BIDV "chây ỳ" trả cổ tức bằng tiền, "đòi" nhà nước thoái vốn

Nhà nước hiện sở hữu tại Vietinbank và BIDV lần lượt là 64,46% và trên 95%, nhưng hai ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cắt cổ tức, khiến cổ đông Nhà nước không có nguồn thu. 

Quan điểm được TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra liên quan đến yêu cầu của Bộ Tài chính đối với hai ngân hàng Vietinbank (mã: CTG) và BIDV (mã: BIC) là trả cổ tức bằng tiền mặt để bổ sung vào NSNN. Hiện, Vietinbank còn 64,46% vốn nhà nước, BIDV còn 95% vốn nhà nước. ĐHCĐ thường niên năm 2016 đã biểu quyết nhất trí 100% về nội dung BIDV đã không trả cổ tức bằng tiền mặt và Vietinbank thậm chí còn không chia cổ tức trong năm 2015. Theo TS. Thành, về cơ bản việc BIDV không trả cổ tức bằng tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn, đảm bảo các mục tiêu hoạt động, bao gồm duy trì tăng trưởng tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế; tuân thủ các quy định an toàn kinh doanh theo quy định của NHNN; thực hiện các mục tiêu quản trị theo thông lệ quốc tế… Nếu Bộ Tài chính chấp nhận nhận cổ tức dưới dạng cổ phiếu, BIDV cũng như các DNNN khác sẽ có cơ hội mở rộng vốn để phát triển hoạt động kinh doanh. Thế nhưng, hậu quả là trong ngắn hạn, NSNN gặp nhiều khó khăn, dù trong dài hạn có thể thu được nhiều hơn. Ngược lại, nếu Bộ Tài chính yêu cầu nhận cổ tức bằng tiền mặt thì các ngân hàng thương mại nói chung cũng như các DNNN nói riêng khó có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong điều kiện hiện tại. Áp lực thu chi ngân sách khó khăn đang được xem là một trong những nguyên nhân khiến Bộ Tài chính yêu cầu các ngân hàng này phải trả cổ tức bằng tiền mặt. Theo VEPR, thu ngân sách tới 15/6 tăng nhẹ so với năm 2015, ước tính đạt 425,6 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, chi tiêu hầu như không tăng, giúp ngân sách chỉ thâm hụt 82,9 nghìn tỷ đồng (thấp hơn mức 95 nghìn tỷ đồng của năm 2015). Tuy nhiên, có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu thu chi ngân sách. Theo đó, ảnh hưởng từ giá dầu thô và hàng hóa cơ bản đã khiến tỷ trọng hai khoản mục thu từ dầu thô, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh. TỶ trọng thu ngân sách ở hai khoản này trong nửa đầu năm lần lượt là 4,2% và 14,8%. Để bù đắp hụt thu, CHính phủ buộc phải đẩy mạnh các nguồn thu khác như thu thuế bảo vệ môi trường (4,2%); thu tiền sử dụng đất (8,0%) và những khoản thu khác.

Theo Trí thức trẻ 

Có thể bạn quan tâm