105 tấn nông sản theo tàu đêm vào Nam hỗ trợ người dân vùng dịch

Đây là chuyến tàu "nghĩa tình" do các đồng chí lãnh đạo Cục/Vụ của Bộ Công Thương trực tiếp kết nối với Sở Công Thương Sơn La thực hiện.
105 tấn nông sản theo tàu đêm vào Nam hỗ trợ người dân vùng dịch

Chuyến tàu mang theo 105 tấn nông sản vào miền Nam góp phần tiếp sức cho TP HCM trong địa dịch, lan tỏa tấm lòng tương thân tương ái xuất phát từ Ga Hà Nội, rạng sáng ngày 26/8. Theo dự kiến số hàng trên sẽ có mặt ở TP HCM vào thứ Bảy ngày 27/8 tới.

Nông sản, hàng hóa được tập kết về Hà Nội đêm 25/8 sau đó vận chuyển vào TP HCM gồm có gạo, mì tôm, súp, dầu ăn, nước mắm, mì chính, hạt nêm, bún miến, bí xanh, bí đỏ, đu đủ, su su, khoai tây, măng khô và lạc…

Đồng hành cùng Sơn La trong chuyến hàng này là các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ vận chuyển miễn phí còn có Công ty Vận tải và thương mại đường sắt Ratraco và Tổng Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post).

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương là một trong số cán bộ tham gia trực tiếp kết nối đưa hàng vào Nam đánh giá: Sự đồng hành góp sức của Sơn La nói riêng và cả nước nói chung hướng về các tỉnh, thành phố phía Nam là yếu tố quan trọng nhằm thắt chặt sự đoàn kết, tập hợp sức mạnh của toàn dân trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch.

Cùng với việc hỗ trợ cho người dân ở vùng dịch, các cán bộ ngành Công Thương cũng không ngừng tìm kiếm các giải pháp, hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản cho người dân ở các vùng bị dịch cũng như tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa tại những địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.

Thời gian qua, Sơn La nổi lên không chỉ như một địa phương có nhiều loại nông sản mà tỉnh đã xây dựng thương hiệu cho các đặc sản này rất hiệu quả.

Dù ở khu vực miền núi, nhưng Sơn La lại là tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích cây ăn quả hơn 80.000 ha. Một số nông sản gắn với yếu tố chỉ dẫn địa lý đã trở thành thương hiệu được nhiều người quan tâm như: Cà phê Sơn La, cam Phù Yên, nhãn Sông Mã, xoài Yên Châu, chè Shan tuyết Mộc Châu, chè Tà Xùa... Ngoài ra còn có tinh bột sắn, mận hậu, chanh leo, thanh long, bơ, chuối, mật ong,... vừa ngon, vừa có sản lượng lớn.

Sơn La thể hiện tấm lòng chia sẻ với TP HCM bằng việc ủng hộ 105 tấn nông sản để động viên, tiếp sức cho Thành phố vượt qua đại dịch. Sau TP HCM, Sơn La sẽ tiếp tục gửi các chuyến hành tới các địa phương khác ở phía Nam với mong muốn các tỉnh thành sớm vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh để ổn định cuộc sống.

Xem thêm

Bình Thuận xây dựng giải pháp xuất khẩu nông sản

Bình Thuận xây dựng giải pháp xuất khẩu nông sản

Sở Công thương tỉnh Bình Thuận vừa đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát tình hình sản xuất và hướng dẫn cụ thể cho các địa phương xây dựng kế hoạch nuôi trồng, sản xuất nông sản hợp lý, phù hợp với dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ.
Khi nông sản "lên sàn"

Khi nông sản "lên sàn"

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến xuất khẩu nông sản gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhiều loại nông sản đã “gặp nhau” ở sàn giao dịch điện tử để rồi từ đây tỏa đi khắp cả nước và một số quốc gia khác.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…