2 nhà máy ngừng hoạt động, Thép Pomina lỗ 9 quý liên tiếp

Thép Pomina cho biết, việc thua lỗ là do nhà máy Thép Pomina 3 và Pomina 1 ngưng hoạt động nhưng vẫn phải gánh chịu chi phí như chi phí quản lý, chi phí lãi vay. Để khắc phục tình trạng này, công ty cũng đang tìm kiếm nhà đầu tư để tái cấu trúc lại để có thể sản xuất lại trong thời gian sớm nhất...

2 nhà máy ngừng hoạt động, Thép Pomina lỗ 9 quý liên tiếp

Công ty Cổ phần Thép Pomina (mã chứng khoán: POM) vừa công bố Báo cáo tài chính công ty mẹ quý 2/2024. Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu thuần trong kỳ giảm mạnh 84% xuống còn 46 tỷ đồng. Công ty tiếp tục tình trạng kinh doanh dưới giá vốn khiến lỗ gộp 52 tỷ đồng, so với khoản lỗ gộp 26 tỷ trong cùng kỳ năm trước.

Mặc dù, các khoản chi phí được tiết giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên vẫn gây áp lực lớn lên tình hình kinh doanh của công ty. Trong đó đáng kể nhất là chi phí tài chính với 158 tỷ đồng, giảm 34% so với quý 2/2023; hơn 131 tỷ đồng đến từ chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 24% xuống 43 tỷ đồng.

Kết quả, Thép Pomina lỗ sau thuế hơn 279 tỷ đồng, giảm đôi chút so với khoản lỗ 349 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2023. Đây là quý lỗ thứ 9 liên tiếp của doanh nghiệp ngành thép này.

Theo giải trình của Thép Pomina, việc thua lỗ là do nhà máy Thép Pomina 3 và Pomina 1 ngưng hoạt động nhưng vẫn phải gánh chịu chi phí như chi phí quản lý, chi phí lãi vay. Để khắc phục tình trạng này, công ty cũng đang tìm kiếm nhà đầu tư để tái cấu trúc lại để có thể sản xuất lại trong thời gian sớm nhất.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Thép Pomina ghi nhận doanh thu đạt 48 tỷ đồng, giảm 96% so với cùng kỳ. Lỗ sau thuế 504 tỷ đồng, giảm so với mức lỗ 536 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023. Do tình trạng thua lỗ kéo dài, tính tới thời điểm 30/6/2024, Thép Pomina lỗ luỹ kế lên tới 1.769 tỷ đồng, bằng 63% vốn góp của chủ sở hữu.

Tới cuối quý 2/2024, tổng tài sản của Thép Pomina đạt 8.356 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm trong đó chưa tới 8 tỷ đồng tiền mặt. Khoản mục chi phí xây dựng dở dang ghi nhận hơn 5.700 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng tài sản.

Bên cạnh đó, Thép Pomina đầu tư hơn 800 tỷ đồng vào công ty con tuy nhiên phải trích lập dự phòng gần 240 tỷ đồng.

Nợ phải trả của doanh nghiệp đạt 7.263 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm, gấp 6,6 lần vốn chủ sở hữu (1.093 tỷ đồng). Trong đó, vay nợ tài chính 4.343 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6, chủ nợ lớn nhất của Thép Pomina là ngân hàng Vietinbank với khoản cho vay 2.246 tỷ đồng.

Từng là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam với thị phần gần 30%, tuy nhiên Thép Pomina dần trở nên lép vế trước sự vươn lên mạnh mẽ của Hòa Phát. Bước qua chu kỳ bùng nổ, lợi nhuận của doanh nghiệp đi xuống rõ rệt, thậm chí thua lỗ. Thép Pomina thậm chí phải dừng hoạt động sản xuất lò cao từ ngày 23/9/2022, đồng thời phải chấm dứt hợp đồng lao động với một số cán bộ công nhân viên của công ty do kinh doanh quá khó khăn.

Giai đoạn 2022-2023 công ty thua lỗ kỷ lục. Với khoản lỗ đậm sau nửa đầu năm nay, tổng lỗ lũy kế tính tới thời điểm 30/6/2024 đạt xấp xỉ 1.800 tỷ đồng, tương đương 63% vốn góp của chủ sở hữu.

Diễn biến mới nhất, đầu tháng 8 vừa qua, Thép Pomina đã có thông báo chính thức ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Công Ty Thép Nansei (Nhật Bản). Trong đó, Nansei sẽ cung cấp đủ nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho Công ty Cổ phần Thép Pomina 2 vận hành công suất tối đa bắt đầu từ tháng 9/2024, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Đồng thời Thép Pomina cũng ký MOU (biên bản ghi nhớ) với một nhà đầu tư lớn và chuyên nghiệp với mục tiêu khởi động lại dự án lò cao vào đầu năm 2025 nhằm đón đầu nhu cầu đầu tư công và các dự án bất động sản dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025. Danh tính của nhà đầu tư mới này chưa được tiết lộ.

Công ty kỳ vọng sẽ vận hành lại lò cao vào quý 4/2024 sau thời gian ngừng hoạt động để đón đầu sự trở lại của các dự án bất động sản dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ vào các tháng cuối năm.

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-21 lúc 16.14.42.png
Diễn biến thị giá cổ phiếu POM trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu POM sau khi bị huỷ niêm yết bắt buộc trên HOSE đã trở lại giao dịch trên UPCoM từ cuối tháng 5/2024. Thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp này hiện rơi vào nhóm “trà đá” hiếm hoi trên sàn với 3.000 đồng/cổ phiếu (kết phiên giao dịch ngày 21/8).

Xem thêm

Cổ phiếu thép "vào sóng", bất chấp căng thẳng điều tra chống bán phá giá

Cổ phiếu thép "vào sóng", bất chấp căng thẳng điều tra chống bán phá giá

Cổ phiếu thép tỏ ra khá nhạy với cú bật tăng trở lại của giá thép. Cụ thể, sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016, giá thép thế giới bất ngờ đảo chiều tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc sản lượng giảm tạm thời đã lấn át mối lo ngại ngày càng tăng về nhu cầu thấp...

Phục hồi mạnh mẽ, ngành thép sẵn sàng đón sóng tăng

Phục hồi mạnh mẽ, ngành thép sẵn sàng đón sóng tăng

Sau thời gian gặp khó khăn, ngành thép đang phục hồi mạnh mẽ bởi sự khởi sắc của thị trường bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng, mở ra triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn trong các quý còn lại của năm 2024…

Nhu cầu tiêu thụ thấp vẫn “ghìm chân” đà phục hồi ngành thép

Nhu cầu tiêu thụ thấp vẫn “ghìm chân” đà phục hồi ngành thép

Mức tăng trưởng tốt từ nền thấp được kỳ vọng sẽ còn được duy trì trong quý 2/2024 nhưng sẽ hạ nhiệt dần trong nửa sau của năm 2024 khi các yếu tố then chốt về đầu ra là thị trường xây dựng dân dụng, bất động sản chưa có những tín hiệu hồi phục đáng kể…

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...