25 doanh nghiệp bị huỷ niêm yết bắt buộc trên UPCoM từ 4/4

HNX thông báo việc hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu của 25 công ty, ngày hủy đăng ký giao dịch là ngày 4/4 và ngày giao dịch cuối cùng tại HNX là ngày 1/4.
25 doanh nghiệp bị huỷ niêm yết bắt buộc trên UPCoM từ 4/4

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đây là các doanh nghiệp cổ phần hoá đã thực hiện đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM trước ngày Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 có hiệu lực thi hành nhưng chưa được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, thuộc trường hợp huỷ đăng ký giao dịch theo theo quy định tại khoản 8 điều 310 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Nghị định trên nêu rõ, các doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên UPCoM sau ngày luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực sẽ bị hủy đăng ký giao dịch nếu sau 1 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng theo quy định và chưa được xác nhận hoàn tất đăng ký công ty đại chúng.

Cụ thể: CTCP Đầu tư và Xây dựng 319.2 (mã DX2); Trung tâm Đăng kiểm phương tiện Giao thông Thủy bộ (mã DKH); CTCP Sách và Thiết bị trường học Đắk Nông (mã DNB); CTCP 319.5 (mã CT5); Công ty cổ phần Giống Nông nghiệp Quảng Nam (mã NNQ); CTCP In và Phát hành biểu mẫu Thống kê (mã IPH); CTCP Khoáng sản Thừa Thiên Huế (mã HUX); CTCP Đăng kiểm xe cơ giới Hải Dương (mã HTK); CTCP Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang (mã MXC); CTCP Dịch vụ Tràng Thi (mã T12);

Trung tâm Dịch vụ Đô thị tỉnh Bạc Liêu (mã BLU); CTCP Bến xe tàu Hậu Giang (mã BXT); Công ty cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang (mã HAW); CTCP Sách và Thiết bị trường học Hà Nội (mã HAB); Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (mã PDT); CTCP Hanel (mã HNE); Công ty cổ phần Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang (mã HGR); Công ty cổ phần Khoa học Công nghệ Việt Nam (mã HBU); Công ty cổ phần Trường Sơn 145 (mã TS5); CTCP Quy hoạch Kiến trúc và Đầu tư Xây dựng Hậu Giang (mã HGC); CTCP Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà (mã VHI); Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang (mã HGA); Công ty cổ phần Giống Thủy sản Quảng Nam (mã GQN); CTCP Giầy Thụy Khuê (mã GTK); CTCP Cấp thoát nước Bình Phước (mã BPW).

Trong 25 công ty trên có 4 mã có vốn điều lệ trên 100 tỷ gồm Hanel (mã HNE) có vốn 1.926 tỷ đồng, Kinh doanh và Đầu tư Việt Hà (mã VHI) vốn 769 tỷ đồng, Thương mại Dịch vụ Tràng Thi (mã T12) có vốn 540 tỷ đồng, Cấp thoát nước Bình Phước (mã BPW) vốn 132 tỷ đồng, Khoáng sản Thừa Thiên Huế (mã HUX) có vốn 113,4 tỷ đồng, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng.

Xem thêm

SHB họp ĐHCĐ vào ngày 20/4, mục tiêu lợi nhuận năm 2022 tăng 87%

SHB họp ĐHCĐ vào ngày 20/4, mục tiêu lợi nhuận năm 2022 tăng 87%

Tại kỳ họp này, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (mã: SHB) sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 thông qua nhiều Nghị quyết, kế hoạch quan trọng. Năm 2022 SHB đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 87%, gia nhập “câu lạc bộ ngân hàng lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...