Mexico bỏ chính sách trợ cấp xăng dầu vì người Mỹ vượt biên để "đổ đầy bình"

Việc đình chỉ trợ cấp sẽ sẽ nhắm tới khu vực tiểu bang biên giới Mexico - Mỹ cũng như một trong những cửa khẩu biên giới bận rộn nhất thế giới.
Mexico bỏ chính sách trợ cấp xăng dầu vì người Mỹ vượt biên để "đổ đầy bình"

Mexico, quốc gia đang có những chính sách trợ giá xăng dầu để làm dịu đà tăng giá, vào cuối tuần trước đã buộc phải đình chỉ kế hoạch này ở khu vực biên giới Hoa Kỳ, với lý do thiếu hụt nguồn dự trữ do ngày càng có nhiều người Mỹ lái xe về phía nam để đổ đầy bình xăng của họ.

Việc ngừng trợ cấp sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 8/4, bao gồm các thành phố ở các bang biên giới Tamaulipas, Nuevo Leon, Coahuila, Chihuahua, Sonora và Baja California, bao gồm Tijuana, một trong những cửa khẩu biên giới bận rộn nhất thế giới.

Bộ tài chính Mexico cho biết trong một tuyên bố rằng tình trạng thiếu xăng trong khu vực "do sự mất cân bằng giữa cung và cầu." Bộ Tài chính nươc này cho biết: “Tại Hoa Kỳ, giá xăng dầu cao hơn ở Mexico, và công dân của họ đó băng qua biên giới để tích trữ xăng xe cho bản thân và gia đình.”

Chinh sách trợ cấp của Mexico đã được chính phủ của Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador ủng hộ, người từ lâu đã hứa sẽ giúp người tiêu dùng tránh khỏi những đợt tăng giá bất ngờ. 

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Thứ trưởng Bộ Tài chính Gabriel Yorio cho biết Mexico có kế hoạch sử dụng nguồn thu thêm từ giá dầu cao hơn để trợ cấp giá xăng và dầu diesel trong nước.

Xem thêm

Doanh nghiệp tiếp tục 'gồng mình' với giá xăng dầu

Doanh nghiệp tiếp tục 'gồng mình' với giá xăng dầu

Thuế bảo vệ môi trường chính thức được giảm 2.000 đồng với xăng và 1.000 đồng với dầu diesel. Những tưởng giá xăng sẽ được giảm mạnh từ kỳ điều hành vào 0h ngày 1/4 vừa qua, song thực tế giá xăng chỉ giảm nhẹ hơn 1.000 đồng/lít, còn giá dầu tăng khoảng 1.500 đồng/lít.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...