3 năm chưa xong, dự án cầu Thủ Thiêm 2 vẫn vướng giải phóng mặt bằng

Dù được khởi công cách đây 3 năm, nhưng hiện dự án cầu Thủ Thiêm 2 mới chỉ đạt 16% khối lượng công trình, nguyên nhân được cho là do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm chễ.
3 năm chưa xong, dự án cầu Thủ Thiêm 2 vẫn vướng giải phóng mặt bằng

Để kịp tiến độ công trình, Sở Giao thông Vận tải TP HCM kiến nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành việc giải phóng mặt bằng để bàn giao đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh ngay trong tháng 10 để thi công công trình cầu Thủ Thiêm 2 và kịp hoàn thành trước ngày 30/4/2020.

Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, dự án thi công chỉ đạt khoảng 16% trên tổng giá trị khối lượng công trình.

Nguyên nhân là do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, dẫn đến chưa thể bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công cho nhà đầu tư.

Việc dự án này chậm tiến độ khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn, hầm Thủ Thiêm luôn trong cảnh kẹt cứng giờ cao điểm.

Cụ thể, diện tích đất bị ảnh hưởng khoảng 13.000m2, trong đó có 6 hộ dân, 4 tổ chức (Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận 1, Tổng Công ty Ba Son - Công ty TNHH MTV, Bộ Tư lệnh Hải Quân). 

Trong đó, vướng mắc lớn nhất hiện nay là giải phóng mặt bằng phía quận 1 gồm 6 hộ dân và 2 tổ chức trên đường Tôn Đức Thắng.

Trước đó, lãnh đạo UBND TP.HCM cũng đã đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Tổng Công ty Ba Son và Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 2 sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, để triển khai thi công dự án cầu Thủ Thiêm 2 (nối quận 1 và 2) theo đúng tiến độ.

Để chuẩn bị cho việc kết nối cầu Thủ Thiêm 2, hồi đầu năm nay 258 cây cổ thụ hơn trăm năm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) đã bị đốn hạ 143 cây. 

Theo dự kiến ban đầu, cầu Thủ Thiêm 2 dược đưa vào sử dụng ngày 30/4/2018. Nhưng đã không kịp hoàn thành và đẩy lùi thời gian khánh thành tới 30/4/2020.

Ngày 3/2/2015, UBND TP HCM cùng nhà đầu tư tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng cầu Thủ Thiêm 2. Cầu có chiều dài gần 1,5km với kinh phí xây dựng gần 3.100 tỷ đồng, được xem là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn.

Cầu Thủ Thiêm 2 được xây dựng có ý nghĩa hết sức đặc biệt bởi tính cấp thiết kết nối trung tâm thành phố hiện hữu với Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), đặc biệt là Khu chức năng số 1 - khu hành chính thương mại, nhằm tạo động lực phát triển nhanh khu vực này, đồng thời góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

Cầu Thủ Thiêm 2 có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn (quận 1) chạy dọc theo đường Tôn Đức Thắng vượt sông Sài Gòn kết nối với Đại lộ Vòng cung (tuyến R1) trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm được thực hiện theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao).

Công trình gồm 6 làn xe, tổng chiều dài hơn 1,4 km, trong đó phần cầu dài gần 900 m, được thiết kế theo kiểu cầu dây văng với trụ tháp chính có hình dáng kiến trúc cầu rồng nghiêng về phía Thủ Thiêm, cao 113 m.

Để thanh toán chi phí đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, UBND TP đã giao cho nhà đầu tư (công ty cổ phần đầu tư Đại Quang Minh) 13,6ha đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm để thực hiện dự án khác theo cơ chế thực hiện đồng thời với dự án cầu Thủ Thiêm 2.

Tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, công ty Đại Quang Minh đang trở thành một trong những nhà đầu tư chủ chốt.

Công ty Đại Quang Minh thực hiện đầu tư xây dựng 4 tuyến đường giao thông chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), gồm đại lộ Vòng Cung, đường ven hồ trung tâm, đường ven sông Sài Gòn, đường trên cao qua vùng châu thổ bằng bê-tông nhựa với tổng chiều dài gần 12 km (bao gồm 8 cầu và 2 cầu cạn).

Đại Quang Minh cũng được giao làm nhà đầu tư Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao).

>>Sập giàn giáo trước hầm Thủ Thiêm, phong toả toàn bộ hầm, giao thông tê liệt

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…