50% số doanh nghiệp mà SCIC đầu tư không có hiệu quả

Kiểm toán Nhà nước vừa hoàn thành báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước năm 2017 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SC
50% số doanh nghiệp mà SCIC đầu tư không có hiệu quả

Theo Kiểm toán Nhà nước, các khoản SCIC tự đầu tư có hiệu quả thấp khi tỷ suất sinh lời năm 2017 chỉ ở mức 6,4% trên giá trị vốn đầu tư. Nhiều khoản đầu tư hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả.

Một số khoản đầu tư vào lĩnh vực nhiệt điện không mang lại hiệu quả như phương án ban đầu. Rõ nhất là khoản mục hơn 571 tỉ đồng đầu tư vào nhiệt điện Quảng Ninh từ 2009. Sau 8 năm, tổng công ty mới nhận được cổ tức 5%, tương đương số tiền 25,7 tỉ đồng. Khoản đầu tư vào nhiệt điện Hải Phòng cũng tương tự.

SCIC còn đầu tư góp vốn mua cổ phần của một số công ty kinh doanh bất động sản, tuy nhiên các doanh nghiệp (DN) này chậm triển khai trong thời gian dài dẫn tới số tiền đầu tư của SCIC bị tồn đọng nhiều năm, gây lãng phí vốn. Điển hình là việc góp vốn 110 tỉ đồng vào dự án của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Thăng Long từ năm 2008 để triển khai dự án tại số 6 Thăng Long, Q.Tân Bình, TP.HCM, nhưng đến nay dự án chưa triển khai.

Tương tự là khoản 199 tỉ góp vốn vào Công ty cổ phần đầu tư SCIC - Bảo Việt để thực hiện dự án Tháp Tài chính trên khu đất 220 Trần Duy Hưng, đến nay dự án chưa triển khai... Theo báo cáo của SCIC, nguyên nhân chủ yếu là do các dự án thi công chậm tiến độ, điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng do chênh lệch tỷ giá và chi phí lãi vay lớn, khi đi vào hoạt động gặp sự cố kỹ thuật nhiều.

Lợi ích thu được của SCIC chủ yếu đến từ cổ tức của một số ít DN mà SCIC nhận bàn giao, vốn được coi như “gà đẻ trứng vàng” như Vinamilk, Ftel, Vinaconex, Dược Hậu Giang, Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia.

Thống kê cho thấy, có 61/122 doanh nghiệp mà SCIC đầu tư vào nhưng không có lợi nhuận, cổ tức được chia, tương ứng với số vốn đầu tư SCIC đang quản lý là hơn 1.500 tỉ đồng.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra rằng, thời gian qua SCIC chủ yếu dùng Quỹ đầu tư và phát triển và vốn tạm thời nhàn rỗi để gửi ngân hàng. Nếu năm 2012 số dư tiền gửi là hơn 13.600 tỉ đồng thì năm 2016 tăng lên hơn 16.200 tỉ và năm 2017 tiếp tục tăng lên trên 18.000 tỉ đồng.

Trong khi theo Nghị định 91, Quỹ đầu tư và phát triển được dùng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển và bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước không phủ nhận là SCIC đã quản lý, sử dụng tương đối tốt và phát huy hiệu quả tiền nhàn rỗi.

Riêng năm 2017 lãi tiền gửi ngân hàng đã mang lại khoản doanh thu hoạt động tài chính tới trên 900 tỉ đồng cho DN. Tại thời điểm 31.12.2017, tổng giá trị đầu tư bằng nguồn của SCIC là hơn 40.000 tỉ đồng, nhưng riêng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn đã hơn 18.700 tỉ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…