6 nhóm giải pháp trọng tâm phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân

Các giải pháp hướng tới mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng trưởng chất lượng, hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững.
6 nhóm giải pháp trọng tâm phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 1362/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với 6 nhóm giải pháp trọng tâm.

Nhóm giải pháp 1 là tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững của doanh nghiệp khu vực tư nhân.

Nhóm giải pháp 2 là khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Nhóm giải pháp 3 là thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhóm giải pháp 4 là hỗ trợ nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp.

Nhóm giải pháp 5 là khuyến khích doanh nghiệp khu vực tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nhóm giải pháp 6 là tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển hiệu quả, bền vững.

Sáu nhóm giải pháp trên nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng trưởng chất lượng và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững.

Mục tiêu cụ thể là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khu vực tư nhân, phấn đấu có ít nhất 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 và 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường liên kết trong doanh nghiệp khu vực tư nhân.

Đến năm 2030, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao tỉ lệ doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ngang bằng với các nước dẫn đầu trong khối ASEAN (ASEAN-4).

Kế hoạch nêu rõ, giai đoạn 2021-2030, phấn đấu doanh nghiệp khu vực tư nhân có mức tăng trưởng bình quân số lao động đạt khoảng 6-8%/năm; tăng trưởng bình quân thu nhập của người lao động đạt khoảng 25-30%/năm; tăng trưởng bình quân mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước đạt 23-25%/năm.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép các nội dung, giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, các chương trình mục tiêu của các bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Xem thêm

Cần “giúp” kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng

Cần “giúp” kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng

Nhà nước không làm thay thị trường, những khu vực nào thị trường có thể làm được, DN tư nhân có thể làm được thì Nhà nước không can thiệp... là hoàn toàn đúng đắn, mang lại kết quả cụ thể như mong đợi
Đa dạng hoá sự hình thành các Tập đoàn kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá sự hình thành các Tập đoàn kinh tế tư nhân

Sự vươn lên của một số doanh nghiệp tư nhân thành Tập đoàn kinh tế dẫn đầu trong một số lĩnh vực tại Việt Nam thời gian qua như một tất yếu khách quan, giúp cho khối kinh tế tư nhân chuyển biến mạnh mẽ về “chất”.

Có thể bạn quan tâm