Chính phủ sẽ dốc toàn lực thúc đẩy nền kinh tế tư nhân

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp tư nhân là một động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ dốc toà
Chính phủ sẽ dốc toàn lực thúc đẩy nền kinh tế tư nhân

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư ông Nguyễn Văn Hiếu

Trong vài năm gần đây, GDP Việt Nam luôn tăng trưởng với các con số ấn tượng, như trong 6 tháng đầu năm 2018 là 6,8%. Thành quả này có sự góp công rất lớn từ nền kinh tế tư nhân, lực lượng đóng góp tới 50% vào tổng GDP, cao nhất so với các thành phần kinh tế khác như nhà nước hay FDI.

Một năm, các doanh nghiệp tư nhân tạo ra 500.000 việc làm, chiếm 62% tỷ trọng việc làm mới ở Việt Nam, đồng thời hỗ trợ nhà nước xuất khẩu, có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng doanh nghiệp.

“Nền kinh tế tư nhân đang trở thành động lực quan trọng trong tiến trình phát triển của chúng ta. Vì thế, mục tiêu trước mắt của Chính phủ là sẽ dốc toàn lực, tạo điều kiện thuận lợi, để hỗ trợ - thúc đẩy thành phần kinh tế này ‘bùng nổ’ hơn nữa trong tương lai”, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu khẳng định trong Diễn đàn kinh doanh 2018 do Forbes tổ chức vào 26/7.

Theo ông Hiếu, thực tế Nhà nước đã có rất nhiều hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân và tạo ra được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn của Chính phủ và cả doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ đang chỉ đạo các đoàn thể ban ngành phải quyết liệt hơn nữa trong công tác quản lý – cải cách hành chính, nhằm trợ giúp tối đa cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).

Chính phủ luôn có tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp tư nhân, cải cách thể chế, chỉ đạo các hành động cụ thể giúp tất cả các thành phần kinh tế cạnh tranh công bằng – minh bạch, được đối xử bình đẳng. Chính phủ cũng tạo môi trường kinh doanh đồng bộ, có luật riêng cho các SMEs, đơn giản hóa các thủ tục hành chính..

Chính phủ cũng đưa ra những chính sách cụ thể để ủng hộ kinh tế tư nhân như: giảm thuế cho SMEs, các điều luật liên quan đến kinh tế đều chiếu theo chuẩn của thế giới, hỗ trợ vốn và mở rộng thị trường…

“Những cố gắng trên của Chính phủ đã mang lại những hiệu quả nhất định. Trong Diễn đàn kinh tế thế giới, sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đã tăng lên vị trí 68/190 nước, cao nhất từ trước đến nay”, ông Hiếu nhận xét.

Năm 2017, Việt Nam có 126.000 doanh nghiệp và có 81.000 doanh nghiệp mới/quay lại hoạt động, 3.000 startup. Các startup đổi mới sáng tạo ứng dụng các công nghệ - giải pháp có giá trị vượt trội, thu hút được nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm/nhà đầu tư thiên thần. Qua đó cho thấy, giới trẻ Việt Nam có trình độ về công nghệ thông tin cao, sức tiếp thu nhanh.

Nhiều dự báo rất lạc quan về tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2016-2020. Trong năm 2020, nền kinh tế tư nhân chính là năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân sẽ có quy mô lớn mạnh hơn.

Để tất cả những dự báo trên trở thành hiện thực, theo ông Hiếu, ngoài ổn định nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần phải làm nhiều thứ khác để củng cố niềm tin của thành phần kinh tế tư nhân vào triển vọng phát triển của bản thân.

Đầu tiên và quan trọng nhất, Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo các cơ quan quản lý, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong cải cách hành chính. Rà soát lại các thủ tục hành chính, trọng tâm là giúp doanh nghiệp SMEs dễ dàng hơn khi ra thị trường kinh doanh, xóa bỏ các loại phí không chính thức, thuận lợi hơn khi tiếp cận các nguồn vốn hay làm các thủ tục liên quan đến đất đai…

Thứ hai, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, kết nối các startup và doanh nghiệp lớn, khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khai thác hết tiềm năng sẵn có, chú trọng bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường.

Thứ ba, cải cách cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia góp vốn – mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước.

“Muốn có thể đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay đất nước khởi nghiệp đổi sáng tạo, cần nền kinh tế tư nhân phải thể hiện hết năng lực của bản thân. Ngược lại, chúng ta cần có Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, mạng lưới nhân tài xuất sắc…”, ông Hiếu kết luận.

Theo TheLeader

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…