7 tháng đầu năm, giá trị M&A đạt gần 5,43 tỷ USD

Uớc tính tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam trong 7 tháng năm 2019 (tính đến ngày 23/7), đạt gần 5,43 tỷ USD. Đây là thông tin được công bố tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019.
7 tháng đầu năm, giá trị M&A đạt gần 5,43 tỷ USD

Trong đó, có gần 2,8 tỷ USD từ các thương vụ M&A được công bố tại Việt Nam và khoảng 2,64 tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Con số này đã tính cả thuơng vụ ngân hàng KEB HANA Bank (Hàn Quốc) chi 885 triệu USD mua 15% cổ phần ngân hàng BIDVđược công bố ngày hôm qua (22/7). Đây là thương vụ M&A có yếu tổ nước ngoài lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.

Nếu như 2017 là năm của Thái Lan, thì năm 2018 đánh dấu sự khởi sắc của dòng vốn từ Hàn Quốc với những thương vụ đầu tư lớn. Khối ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động M&A tại Việt Nam.

Tham gia vào các thương vụ này nổi bật là các nhà đầu tư Hàn Quốc (SK Group, Hanwha), Vingroup (tổng giá trị thương vụ liên quan đến Vingroup, cả vai trò bên mua và vai trò bên bán lên đến 2,41 tỷ USD, chiếm 25,64% tổng giá trị M&A giai đoạn 7/2018 – 7/2019).

“10 thương vụ M&A tiêu biểu 2019 theo bình chọn của Diễn đàn M&A 2019 gồm: SK Group mua cổ phần Vingroup và Masan, Saigon Coop mua lại Auchan, Thaco mua cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai; các thương vụ của Vingroup thâu tóm Achos và Fivimart; Mitsui của Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược của Minh Phú; Taisho thâu tóm Dược Hậu Giang; Vinamilk thâu tóm GTN Foods; Sojitz mua cổ phần của PAN Group, SonKim Land phát hành cho đối tác chiến lược, Gelex thâu tóm Viglacera.

Tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn trong giai đoạn 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 dù có những nỗ lực và kết quả nhất định nhưng có dấu hiệu chững lại. Theo Diễn đàn M&A, cần tháo gỡ các rào cản và làm quyết liệt thì mới đạt mục tiêu và kỳ vọng của Chính phủ cũng như  các nhà đầu tư. 

Dự báo năm 2019, giá trị M&A có thể đạt mốc 6,7 tỷ USD, bằng 88,16% so với 2018. Trong giai đoạn trung hạn, quy mô thị trường M&A Việt Nam đã vượt qua mốc 5 tỷ USD của giai đoạn 2014-2016 để ổn định ở mốc 6 – 6,5 tỷ USD, tuy nhiên để đạt mốc 10 tỷ USD thì sẽ cần sự nỗ lực lớn hơn.

Trong bối cảnh đó, hàng loạt những chuyển động chính sách gần đây như dự thảo sửa đổi, bổ sung một số luật quan trọng (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán), Nghị quyết về thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới lần đầu tiên dự kiến được Bộ Chính trị ban hành, việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA… được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội lớn để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có dòng vốn đầu tư thông qua hình thức M&A.

 >> Làn sóng M&A: Chờ mùa "bão nổi"

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...