9 tháng Việt Nam xuất siêu gần 4 tỷ USD

Theo số liệu cập nhật từ Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất siêu khoảng 3,72 tỷ USD.
9 tháng Việt Nam xuất siêu gần 4 tỷ USD

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính đến hết tháng 9 đạt 253,44 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng tăng gần 9,5 tỷ USD. 

Trong đó, nhóm doanh nghiệp FDI có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng qua đạt gần 163,75 tỷ USD, tăng 5,5% so với 9 tháng năm 2015 và chiếm 64,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Trong kỳ 2 tháng 9/2016 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư hơn 1,16 tỷ USD, đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa cả nước từ đầu năm đến hết tháng 9/2016 thặng dư gần 3,72 tỷ USD. Về xuất khẩu, tổng kim ngạch 9 tháng của Việt Nam đạt gần 128,58 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ, tương ứng tăng gần 8,43 tỷ USD.

Ba nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt 10 tỷ USD gồm điện thoại các loại và linh kiện (đạt 25,59 tỷ USD); hàng dệt, may (17,8 tỷ USD); máy tính điện tử và linh kiện (12,9 tỷ USD). Các loại nông sản, gỗ, cà phê… tăng nhẹ.

Trong khi đó một số nhóm hàng giảm như phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 10,9%; xăng dầu các loại giảm 47,2%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 9,6%... Thống kê cũng cho thấy, 10 loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm mặt hàng lớn nhất.Nguồn: TCHQ

Về nhập khẩu, tổng kim ngạch 9 tháng của cả nước đạt hơn 124,86 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng hơn 1,07 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 9/2016 tăng so với kỳ 1 tháng 9/2016 chủ yếu do tăng ở một số nhóm hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 6,3%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 11,2%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 33% ...

Ở chiều ngược lại, xăng dầu các loại giảm 7,6%; kim loại thường khác giảm 55,4%; ngô giảm 41,6%... Nhập khẩu máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện là nhóm hàng tăng mạnh nhất với 16% đạt 20,1 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm mặt hàng lớn nhất
Trong khi đó, nhiều nhóm hàng hoá khác có xu hướng sụt giảm mạnh như máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; xăng dầu; nguyên liệu dệt may. Nhập khẩu sắt thép, vải, kim loại có xu hướng tăng nhẹ. Các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN, Hàn Quốc...
Hải Hà 

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...