9 tuyến đường cao tốc 4 làn xe được nâng tốc độ tối đa lên 90km/h

Quy định về tốc độ tối đa 90km/h áp dụng cho ôtô con, ôtô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn, các phương tiện còn lại giữ nguyên tốc độ tối đa cho phép 80km/h.

Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn được được đề nghị cắm biển tốc độ tối đa 90km/h
Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn được được đề nghị cắm biển tốc độ tối đa 90km/h

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải tổ chức cắm biển tốc độ tối đa cho phép đối với 9 dự án đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới.

Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, hiện nay trên cả nước có tổng số khoảng 1.892km đường ôtô cao tốc đã được đưa vào khai thác sử dụng. Một số tuyến đường ôtô cao tốc phân kỳ đầu tư với 4 làn xe đã được Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các Ban quản lý dự án (chủ đầu tư dự án) cắm biển tốc độ tối đa cho phép là 90km/h như đoạn Tuyên Quang-Phú Thọ, Trung Lương-Mỹ Thuận, Mỹ Thuận-Cần Thơ...

Mặt khác, Cục Đường bộ Việt Nam hiện đang quản lý bảo trì một đoạn tuyến đường cao tốc phân kỳ đầu tư (mới đầu tư giai đoạn đầu để đưa vào khai thác) là đoạn Lào Cai-Kim Thành, các đoạn tuyến đường ôtô cao tốc phân kỳ đầu tư khác do các Ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý, chưa bàn giao cho cơ quan quản lý đường cao tốc.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải về việc rà soát đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư được thiết kế với 4 làn xe cơ giới (phần xe chạy 2 làn mỗi bên) để có thể khai thác với vận tốc tối đa 90km/h, Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi các cục chuyên ngành, các Ban quản lý dự án đồng thời đề nghị Bộ Giao thông Vận tải đối với các đoạn tuyến đường ôtô cao tốc phân kỳ đầu tư xây dựng với 4 làn xe cơ giới đáp ứng điều kiện khai thác với tốc độ tối đa 90km/h, sẽ tổ chức cắm biển tốc độ tối đa 90km/h.

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là 1 trong 9 tuyến đường cao tốc 4 làn xe được nâng tốc độ tối đa lên 90km/h
Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là 1 trong 9 tuyến đường cao tốc 4 làn xe được nâng tốc độ tối đa lên 90km/h

Các đoạn tuyến được đề nghị cắm biển tốc độ tối đa 90km/h gồm: Lào Cai - cửa khẩu Kim Thành, Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Quy định về tốc độ tối đa 90km/h áp dụng cho ôtô con, ôtô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn, các phương tiện còn lại giữ nguyên tốc độ tối đa cho phép 80km/h. Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu chủ đầu tư, Ban quản lý dự án hoàn thành việc cắm biển trong tháng 1/2024

Hiện nay, cả nước có tổng số khoảng 1.892km đường ô tô cao tốc đã được đưa vào khai thác sử dụng. Một số tuyến đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư với 4 làn xe được cắm biển tốc độ tối đa cho phép là 90km/h như: Đoạn Tuyên Quang - Phú Thọ, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Cục Đường bộ hiện đang quản lý bảo trì 1 đoạn tuyến đường cao tốc phân kỳ đầu tư là đoạn Lào Cai - Kim Thành, các đoạn tuyến đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư khác do các Ban Quản lý dự án thuộc Bộ GTVT quản lý, chưa bàn giao cho cơ quan quản lý đường cao tốc.

Đối với các đoạn tuyến đường ô tô cao tốc phân kỳ đầu tư xây dựng với 4 làn xe cơ giới đáp ứng điều kiện khai thác với tốc độ tối đa cho phép 90km/h, Cục Đường bộ kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo tổ chức cắm biển tốc độ tối đa cho phép 90km/h đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn, các phương tiện còn lại giữ nguyên tốc độ tối đa cho phép 80km/h. Việc cắm biển trong tháng 1/2024.

Trong quá trình khai thác, sử dụng, yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị quản lý khai thác tiếp tục theo dõi về tổ chức giao thông, tình hình an toàn giao thông trên tuyến để kịp thời phát hiện các tồn tại, bất cập, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tốc độ khai thác, phương án tổ chức giao thông cho phù hợp nhằm đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

9 tỷ USD đổ vào kinh tế xanh

Năm 2023, khoảng 9 tỷ USD vốn FDI và vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước đổ vào các ngành liên quan đến kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Việt Nam trong chiến lược bán dẫn của Samsung

Samsung đặt mục tiêu trở thành tập đoàn số một thế giới về chất bán dẫn và các khoản đầu tư không ngừng gia tăng vào Việt Nam là bước đi quan trọng để ông lớn công nghệ hiện thực hóa tầm nhìn này.

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Phấn đấu khởi công tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 9/2024

Dự án đường cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn được đầu tư nhằm tăng cường kết nối, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ Bắc Kạn đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Công tác triển khai Dự án đang được đẩy nhanh, phấn đấu khởi công trong tháng 9/2024.

Kho cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Petrovietnam

Tập đoàn Hoa Kỳ mua 49% kho cảng LNG Cái Mép

Kho cảng LNG được kết nối bằng đường ống đến khu công nghiệp Phú Mỹ và cuối cùng sẽ cung cấp cho nhà máy điện Hiệp Phước đang được xây dựng của Công ty Hải Linh.

Số dự án trong chuỗi giá trị toàn cầu tăng lên 16%, đặt biệt là ô tô, dệt may, máy móc và điện tử. Ảnh: Hoàng Anh

'Cuộc chiến' thu hút FDI và sách lược của Việt Nam

Đất đai, hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế là các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường và dòng vốn FDI toàn cầu khiêm tốn., "cuộc chiến" thu hút vốn FDI ngày càng quyết liệt.