ACB báo lãi hơn 9.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 42% so cùng kỳ

Trong quý II/2022, ACB ghi nhận hơn 6.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
ACB báo lãi hơn 9.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 42% so cùng kỳ

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt hơn 9.000 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ và thực hiện 60% kế hoạch năm (15.000 tỷ đồng).

Cụ thể, trong quý II/2022, ACB ghi nhận hơn 6.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hầu hết mảng kinh doanh quan trọng của ACB đều tăng trưởng dương.

Với hoạt động cho vay, ACB thu về hơn 5.600 tỷ thu nhập lãi thuần trong quý này, tăng 12% so với cùng kỳ. Tương tự, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 12% trong quý, ghi nhận hơn 993 tỷ đồng. 

Một phần, nhờ thu nhập từ hoạt động bancassurance tăng 16%, thanh toán quốc tế tăng 30% và dịch vụ thẻ tăng 33% so với cùng kỳ. Còn lãi từ hoạt động khác của ACB cũng ghi nhận trong kỳ đạt 356 tỷ đồng trong quý II/2022, tăng mạnh so với mức lỗ 21 tỷ đồng của năm trước.

Trong khi đó, ở các mảng kinh doanh ngoài tín dụng còn lại như ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, ACB ghi nhận tăng trưởng âm. Thậm chí, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh trong quý vừa qua còn khiến ngân hàng phải gánh lỗ hơn 200 tỷ đồng, do thị trường chứng khoán đi xuống trong nửa đầu năm.

Tuy nhiên, bước ngoặt lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ACB kỳ này diễn ra ở chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Quý II/2022, ACB không những không phải trích lập dự phòng mà còn được hoàn nhập hơn 267 tỷ đồng nhờ xử lý xong các khoản nợ xấu tồn đọng từ trước.

Trong khi cùng kỳ trích dự phòng hơn 1.386 tỷ đồng. Kết quả, Ngân hàng ACB báo lãi trước thuế hơn 4.914 tỷ đồng, tăng 51% so cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, ACB được hoàn nhập hơn 270 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, chủ yếu nhờ hoàn nhập từ các khách hàng được cơ cấu do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Dư nợ tái cơ cấu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid giảm còn 13.000 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm nay và chỉ chiếm 3% tổng dư nợ của Ngân hàng tính đến cuối tháng 6/2022.

Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước thuế hơn 9.028 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, so với kế hoạch 15.018 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm nay, ACB đã thực hiện được được 60% sau nửa năm.

Với kết quả đạt được trên, ACB duy trì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao, đạt 25,8%, tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả hoạt động trên thị trường

Tính đến 30/6/2022, tổng tài sản của ACB tăng 3% lên hơn 543.700 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng ghi nhận tăng trưởng tới 9,3%, trích lập dự phòng rủi ro cho vay giảm 5,3%. Số dư tiền gửi khách hàng của ACB tăng 2,2% với hơn 388.000 tỷ đồng.

Nợ xấu nội bảng của ACB tăng 7% so với đầu năm lên 2.998 tỷ đồng, chủ yếu do nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng gần 60%. Song, tỷ lệ nợ xấu vẫn giảm từ 0,78% xuống còn 0,76%. 

Xem thêm

ACB đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 25%

ACB đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 25%

Mới đây, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 với kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ cho năm 2022. Thời gian dự kiến tổ chức vào ngày 7/4 tới đây

Có thể bạn quan tâm

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...