Ai đứng sau Công ty Cổ phần Sân Golf Hà Nội vừa bị phạt 345 triệu đồng?

Công ty cổ phần Sân Golf Hà Nội có địa chỉ tại thôn Thái Lai, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường...

Ai đứng sau Công ty Cổ phần Sân Golf Hà Nội vừa bị phạt 345 triệu đồng?
Ai đứng sau Công ty Cổ phần Sân Golf Hà Nội vừa bị phạt 345 triệu đồng?

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 5560/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần Sân Golf Hà Nội (Hanoi Golf Club). Doanh nghiệp này có địa chỉ tại thôn Thái Lai, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn.

Bởi công ty này hoạt động không có giấy phép môi trường theo quy định, trong khi thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.

Chiếu theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Công ty cổ phần Sân Golf Hà Nội bị xử phạt 320 triệu đồng.

Trước đó, ngày 20/10/2023, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, công ty này có hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định trong trường hợp khai thác nước, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng trên 10m3/ngày đêm đến dưới 30m3/ngày đêm.

Theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, cơ sở bị xử phạt 15 triệu đồng. Đồng thời, công ty bị buộc nộp lại hơn 10,3 triệu đồng là số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, tổng mức xử phạt cho công ty này là hơn 345,3 triệu đồng.

Hanoi Golf Club được thành lập vào tháng 1/2004 có địa chỉ tại thôn Thái Lai, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội. Doanh nghiệp do ông Võ Nhật Thăng sinh năm 1959 ở Hà Nội là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm người đại diện pháp luật. Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là xây dựng kinh doanh sân golf 27 lỗ cùng hệ thống công trình phụ trợ đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ở thời điểm mới thành lập, Sân Golf Hà Nội có vốn điều lệ là gần 47,3 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm: Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng có địa chỉ tại số 201, đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội góp 28,4 tỷ đồng, chiếm 60%; ông Võ Hùng Điệp góp 4,7 tỷ đồng, chiếm 10% và bà Vũ Thị Mai Loan góp 14,2 tỷ đồng, chiếm 30%.

Đáng chú ý, ông Võ Nhật Thăng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng.

Ngày 17/1/2017, công ty này tăng vốn điều lệ lên 148,7 tỷ đồng, tỷ lệ góp vốn vẫn không thay đổi. Theo đó, Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng có 89,2 tỷ đồng; bà Vũ Thị Mai Loan góp 44,6 tỷ đồng và ông Võ Điệp Hùng góp 14,9 tỷ đồng.

Đến tháng 6/2018, Hanoi Golf Club có người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Vũ Mạnh Trường sinh năm 1978, Hà Nội.

Mặc dù, vốn điều lệ không thay đổi, nhưng ông Võ Điệp Hùng đã rút toàn bộ số vốn tại doanh nghiệp. Còn số vốn góp của bà Loan vẫn giữ nguyên.

Vào cuối năm 2020, Công ty cổ phần Sân Golf Hà Nội đã tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng. Song, tại lần công bố này, không nêu rõ tỷ lệ góp vốn của doanh nghiệp.

Từ tháng 1/2023 đến nay, người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Sân Golf Hà Nội là bà Phạm Thị Kim Thuý, sinh năm 1971, Hà Nội.

Về Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng (Vietracimex), doanh nghiệp này tiền thân là Nhà máy vật liệu Hà Nội, được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục Cung cấp vật tư, Bộ Giao thông vận tải. Công ty hoạt động chính trong 4 lĩnh vực gồm: Bất động sản, sản xuất công nghiệp, năng lượng và thương mại dịch vụ.

Năm 2014, Vietracimex chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với quy mô vốn điều lệ đăng ký hơn 5.510 tỷ đồng.

Đến tháng 8/2018, sau khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước SCIC thoái vốn, cơ cấu cổ đông của Vietracimex bao gồm: Võ Nhật Thăng, nắm giữ 99,988% vốn điều lệ; Vũ Đức Toàn, nắm giữ 0,011% vốn điều lệ và bà Vũ Thị Mai Loan, nắm giữ 0,001% vốn điều lệ.

Khoảng giữa năm 2020, Vietracimex tăng vốn điều lệ lên hơn 8.510 tỷ đồng. Cuối năm 2021, vốn điều lệ của công ty đã lên đến hơn 12.510 tỷ đồng. Trong đó, ông Võ Nhật Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị góp 12.509,4 tỷ đồng, sở hữu 99,99% vốn cổ phần. Còn lại ông Vũ Đức Toàn vẫn góp 595 triệu đồng và bà Vũ Thị Mai Loan góp 60 triệu đồng. Tại ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của Vietracimex là hơn 14.437 tỷ đồng.

Vietracimex sở hữu một loạt dự án bất động sản quy mô lên tới hàng nghìn tỷ đồng, như dự án Hinode City tại số 201 Minh Khai (quy mô 2,8 ha, tổng mức đầu tư 5.182 tỷ đồng), dự án Hinode Garden City (Kim Chung - Di Trạch) tại xã Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội (quy mô 146,8 ha, tổng mức đầu tư 26.000 tỷ đồng), dự án Bất động sản nghỉ dưỡng Sunrise VNT Phú Quốc (quy mô 44,46 ha, tổng mức đầu tư 2.990 tỷ đồng).

Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Vietracimex đã đầu tư vào một loạt dự án gồm: Nhà máy Thủy điện Bắc Mê (Hà Giang); thủy điện Tà Thàng (Lào Cai) và hai Nhà máy Điện mặt trời Hồng Phong 1A, Hồng Phong 1B (Bình Thuận).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…