Ai sẽ được chọn làm chủ đầu tư dự án Saigon Safari tại Củ Chi?

UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm bên mời thầu thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư Dự án Công viên Sài Gòn Safari theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, s
Ai sẽ được chọn làm chủ đầu tư dự án Saigon Safari tại Củ Chi?

Dự án này đã được UBND TP HCM chấp thuận chủ trương thực hiện theo quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.

UBND TP.HCM cũng đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP.HCM làm bên mời thầu thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, sớm triển khai thực hiện Dự án.

Sở có trách nhiệm phân công các đơn vị trực thuộc, bộ phận chuyên môn thực hiện chức năng bên mời thầu độc lập với bên thẩm định đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch theo đúng quy định của Luật Đấu thầu.

Hiện nay dự án này đã được cập nhật vào kế hoạch sử dụng đất của huyện Củ Chi năm 2017 tại Quyết định số 2337/QĐ-UBND của UBND TP.HCM và Đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Dự án Công viên Sài Gòn Safari đã được UBND TP.HCM phê duyệt.

Hiện Sở KH&ĐT TP.HCM đang thực hiện các công tác tham mưu, báo cáo UBND Thành phố về phê duyệt Danh mục dự án sử dụng đất, làm cơ sở tiến hành công bố dự án, triển khai các thủ tục sơ tuyển, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo quy định.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM, mục tiêu đầu tư dự án này là hình thành một công viên sinh thái có tầm cỡ quốc gia và khu vực Đông Nam Á, là nơi trưng bày, lưu giữ, nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống các loại động thực vật quý hiếm trên thế giới và Việt Nam.

Đặc biệt, sẽ hình thành một trong những điểm du lịch sinh thái tại huyện Củ Chi góp phần thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch tại Việt Nam, tạo việc làm cho người dân và tăng thu ngân sách của địa phương.

Dự án này có diện tích khu vực quy hoạch là 456,85 ha. Địa điểm triển khai dự án này là ở xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Trong đó, các khu chức năng của Công viên Sài Gòn Safari có tổng diện tích là 440,21 ha, bao gồm: phân khu chức năng chính Công viên Sài Gòn Safari có tổng diện tích 384,24 ha (gồm khu vui chơi giải trí và khu club house, khách sạn, biệt thự).

Các khu sử dụng chung có tổng diện tích 55,97 ha (gồm quảng trường, giao thông, bãi đổ xe, nhà điều hành, khu kỹ thuật, khu điều hành và cư trú cán bộ sử dụng chung cho các phân khu, khu vui chơi giải trí và khu khách sạn, biệt thự).

Được biết, hiện trạng khu đất Dự án đến nay đã chi trả bồi thường được 688/705 hộ, đạt 97,5%, còn lại 17 hộ dân chưa giải tỏa, trong đó có 1 hộ thuộc dự án xây dựng khu tái định cư và 16 hộ thuộc dự án xây dựng Công viên Sài Gòn Safari.

Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn công bố mới đây, hàng trăm tỷ đồng đã được đổ vào Dự án Công viên Sài Gòn Safari. Trong đó, hạng mục đền bù thiệt hại tính đến hết tháng 12/2016 là hơn 570 tỷ đồng.

Được cấp phép từ năm 2004, đã 13 năm trôi qua Công viên Sài Gòn Safari vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”. Hy vọng lần này, chính quyền TP.HCM sẽ sớm tìm được nhà đầu tư để hồi sinh Dự án từng được kỳ vọng lớn bậc nhất Đông Nam Á.

Theo Duy Khánh/NDH

>> CEO Group chính thức ra mặt dự án Best Western Premier Sonasea Phu Quoc

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…