Amazon Web Services đầu tư 13 tỷ USD vào Ấn Độ

Amazon Web Services sẽ đầu tư 1,06 nghìn tỷ rupee (13 tỷ USD) vào Ấn Độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á...

Amazon Web Services (AWS) cho biết trong một tuyên bố ngày 18/5 rằng, khoản đầu tư mới nhất sẽ được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây ở Ấn Độ và hỗ trợ 131.700 việc làm toàn thời gian trong các vai trò như kỹ thuật, viễn thông và xây dựng.

Với điều này, tổng vốn đầu tư theo kế hoạch ở Ấn Độ sẽ tăng thêm khoảng 16,4 tỷ USD vào năm 2030.

Thông báo này là một bước leo thang đáng chú ý trong chiến lược ban đầu của AWS. Gã khổng lồ điện toán đám mây từng cho biết họ sẽ đầu tư 4,4 tỷ USD vào AWS trong nền kinh tế Nam Á.

Amazon trước đó đã đầu tư 3,7 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng AWS ở Ấn Độ và hiện đang duy trì hai khu vực trung tâm dữ liệu ở thị trường Nam Á. Nền tảng đám mây của Amazon cung cấp hơn 200 dịch vụ, bao gồm lưu trữ, kết nối mạng và trí tuệ nhân tạo.

Công ty đã điều hành hai trung tâm dữ liệu ở tiểu lục địa Ấn Độ. Trong đó, một bộ phận ở Mumbai được khai trương vào năm 2016 và trung tâm còn lại ngụ tại Hyderabad đã khánh thành vào năm 2022.

Puneet Chandok, chủ tịch kinh doanh thương mại tại AWS Ấn Độ và Nam Á cho biết trong một tuyên bố: “AWS cam kết thúc đẩy tác động kinh tế và xã hội tích cực ở Ấn Độ. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây và giúp khách hàng và đối tác địa phương chuyển đổi kỹ thuật số, chúng tôi đã đào tạo hơn bốn triệu người ở Ấn Độ về kỹ năng đám mây kể từ năm 2017 và đầu tư vào sáu dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn để đáp ứng mục tiêu 100% năng lượng tái tạo toàn cầu của chúng tôi đến năm 2025".

Ông nói thêm rằng khoản đầu tư AWS theo kế hoạch sẽ giúp tạo ra hiệu ứng lan tỏa có lợi hơn, hỗ trợ Ấn Độ trên con đường trở thành cường quốc kỹ thuật số toàn cầu.

Amazon Web Services đầu tư 13 tỷ USD vào Ấn Độ

Động thái mới nhất của Amazon diễn ra khi Ấn Độ tăng cường nỗ lực thu hút nhiều khoản đầu tư lớn hơn vào không gian kỹ thuật số để giải quyết nhu cầu về dịch vụ và lưu trữ dữ liệu tăng đột biến từ các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp.

Theo đó, Ấn Độ đang nỗ lực giành được sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các công ty công nghệ lớn thông qua việc thúc đẩy lưu trữ dữ liệu cục bộ tại địa phương. Ấn Độ hiện đang soạn thảo chính sách về công nghệ đám mây và trung tâm dữ liệu để điều chỉnh lĩnh vực này.

Đồng thời, Ấn Độ, thị trường internet lớn thứ hai thế giới, đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong việc áp dụng đám mây trong các ngành công nghiệp khác nhau trong những năm gần đây. Bộ phận đám mây của Amazon giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường với danh sách các khách hàng nổi bật như Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ, Ngân hàng Axis, HDFC Life, BankBazaar, Niti Aayog, PhysicsWallah và Acko.

Theo nhà cung cấp thông tin thị trường IDC, thị trường dịch vụ đám mây công cộng của Ấn Độ dự kiến sẽ đạt 13 tỷ USD vào năm 2026, tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 23,1% cho giai đoạn 2021-2026. Một loạt các công ty toàn cầu như Microsoft Corp và Alphabet Inc's Google cũng đang tăng cường đầu tư vào công nghệ đám mây ở quốc gia này trong những năm gần đây.

Các lĩnh vực công nghệ khác của Ấn Độ cũng đã thu hút các khoản đầu tư lớn. Nhà sản xuất thiết bị mạng của Mỹ Cisco Systems đầu tháng này cho biết họ sẽ bắt đầu sản xuất từ Ấn Độ để đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu của mình. Trong khi đó, nhà cung cấp của Apple Inc là Foxconn sẽ đầu tư 500 triệu USD để thành lập nhà máy ở bang Telangana, miền nam Ấn Độ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

Giá iPhone 16 chính hãng hạ nhiệt

iPhone 16 chính hãng vừa được điều chỉnh giá bán, đây là cơ hội cho những ai muốn sở hữu chiếc điện thoại mới của nhà táo với mức giá hợp lý…

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…