Ấn Độ khởi động kế hoạch thu hút các nhà sản xuất công nghệ

Ấn Độ công bố kế hoạch khuyến khích tài chính trị giá 170 tỷ rupee (2 tỷ USD) nhằm thu hút các nhà sản xuất công nghệ khi các công ty tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc…

Ấn Độ vừa công bố kế hoạch khuyến khích tài chính mới nhằm lôi kéo các nhà sản xuất công nghệ như máy tính, máy tính bảng và các phần cứng khác đến quốc gia này.

Theo đó, Bộ trưởng IT của Ấn Độ Ashwini Vaishnaw thông báo rằng Nội các Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch mới với kinh phí ngân sách hơn 2,06 tỷ đô la được gọi là Chương trình khuyến khích liên kết sản xuất.
Chương trình sẽ hoạt động trong sáu năm và dự kiến sẽ thu hút khoản đầu tư trị giá 295 triệu đô la và sản lượng gia tăng là 40,7 tỷ đô la. Nó cũng sẽ tạo ra khoảng hơn 200.000 việc làm - 75.000 việc làm trực tiếp và phần còn lại là gián tiếp.

Chương trình dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho các công ty công nghệ toàn cầu và Ấn Độ như Dell Technologies Inc., Wistron Corp, Dixon, Foxconn, HP Inc. và Asustek Computer Inc.

Kế hoạch này được coi là chìa khóa cho tham vọng đưa Ấn Độ trở thành trung tâm toàn cầu về sản xuất điện tử, với mục tiêu đạt sản lượng 300 tỷ USD vào năm 2026.

Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi đang tận dụng thành công ban đầu của các hoạt động lắp ráp tại địa phương của Apple Inc. để đưa quốc gia này trở thành một trung tâm sản xuất thay thế nền kinh tế thứ hai thế giới. Apple hiện vẫn chưa bắt đầu sản xuất các dản phẩm máy tính xách tay iPad hay MacBook ở Ấn Độ. Tuy nhiên, những ưu đãi mới được kỳ vọng có thể thúc đẩy gã khổng lồ công nghệ cân nhắc những động thái này nhanh chóng hơn.

Ấn Độ muốn khuyến khích các nhà sản xuất công nghệ chuyển hướng sang quốc gia này sau khi cuộc chiến thương mại của Trung Quốc với Mỹ và các chính sách nghiêm ngặt về Covid buộc các công ty phải cân nhắc việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Ấn Độ thu hút nhà sản xuất công nghệ với kế hoạch 2 tỷ USD

Trước đó, Ấn Độ đã công bố một chương trình khuyến khích sản xuất phần cứng công nghệ vào tháng 3 năm 2021. Chương trình này có tổng chi ngân sách là 892 triệu USD với kỳ vọng thu hút khoản đầu tư lên tới 303,5 triệu USD. Kế hoạch sửa đổi ra mắt hôm nay đã tăng chi tiêu ngân sách lên hơn gấp đôi, đồng thời giảm yêu cầu tổng thể để đủ điều kiện nhận ưu đãi cho đơn vị đầu tư bên ngoài.

Kế hoạch này phù hợp với những nỗ lực tương tự mà Ấn Độ đã thiết lập để thúc đẩy sản xuất thiết bị điện tử và viễn thông. Chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra một số ưu đãi trị giá 6,6 tỷ USD cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh trong nước. Các công ty như Samsung và Foxconn, Wistron và Pegatron, tất cả đều làm việc với Appl, đã đăng ký chương trình khuyến khích điện thoại thông minh của quốc gia này.

Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ (ICEA), coi Apple, Samsung và các nhà sản xuất thiết bị quan trọng khác là thành viên của mình, tin rằng kế hoạch mới sẽ giúp mở rộng xuất khẩu phần cứng công nghệ từ Ấn Độ.

Pankaj Mohindroo, chủ tịch ICEA, cho biết: “Chúng tôi hiện đang nhập khẩu một phần đáng kể máy tính xách tay và máy tính bảng của mình để tiêu dùng. Chương trình sửa đổi này sẽ không chỉ thúc đẩy sản xuất trong nước mà còn có khả năng mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất sản phẩm phần cứng công nghệ điện tử lớn trên toàn cầu như máy tính xách tay và máy tính bảng. Chúng tôi kêu gọi ngành công nghiệp toàn cầu thừa nhận điều này và coi Ấn Độ là điểm đến quan trọng để sản xuất các sản phẩm phần cứng công nghệ”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...