Áo là quốc gia đầu tiên tại châu Âu ban hành Luật tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19

Quốc hội Áo hôm 20/1 đã thông qua điều luật tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 bắt buộc đối với người trưởng thành, trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên làm như vậy bất chấp các làn sóng phản đối.
Áo là quốc gia đầu tiên tại châu Âu ban hành Luật tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19

Hàng chục nghìn người đã phản đối việc tiêm chủng bắt buộc trong các cuộc biểu tình thường xuyên vào cuối tuần kể từ khi biện pháp này được công bố vào tháng 11 năm ngoái nhằm thúc đẩy tỷ lệ tiêm chủng của đất nước.

Tất cả các đảng, ngoại trừ đảng cực hữu, đều ủng hộ biện pháp này, khi đạo luật mới được thông qua với 137 phiếu ủng hộ và 33 phiếu chống trong quốc hội gồm 183 ghế.

"Nó được thông qua với đa số phiếu bầu (cần thiết)," Doris Bures, chủ tịch thứ hai của Hội đồng Quốc gia, cho biết.

Cho đến nay, 72% người dân Áo đã được tiêm chủng đầy đủ chống lại Covid-19 - phù hợp với mức trung bình trên toàn Liên minh châu Âu là hơn 70%, nhưng vẫn hơn một chút so với các nước láng giềng trong khu vực như Ý và Pháp.

Theo điều luật mới, có hiệu lực kể từ ngày 4/2, những người đi ngược với quy định sẽ phải đối mặt với khoản phạt lên đến € 3.600 từ giữa tháng 3 sau "giai đoạn giới thiệu" ban đầu.

Ban đầu chính phủ muốn mở rộng điều luật này đối với tất cả mọi người từ 14 tuổi trở lên, nhưng hiện tại chỉ mới áp dụng cho người trưởng thành, ngoại trừ phụ nữ mang thai và những người được miễn trừ y tế.

Để khuyến khích những người dân có thể vẫn còn dao động, chính phủ đang tung ra một các chương trình xổ số cho tất cả những người được tiêm chủng với các giải thưởng trị giá € 500 sử dụng trong các cửa hàng, khách sạn, nhà hàng và các địa điểm văn hóa và thể thao.

Cho đến nay, Áo đã chứng kiến ​​gần 14.000 trường hợp tử vong liên quan đến Covid và 1,5 triệu trường hợp nhiễm bệnh trong dân số khoảng chín triệu người. Mức phí lây nhiễm hàng ngày tiếp tục phá vỡ kỷ lục, đạt mức cao mới hơn 27.600 vào 19/1. 

Các điều luật tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 bắt buộc vẫn còn là khá hiếm trên toàn thế giới, hiện mới chỉ có Ecuador, Tajikistan, Turkmenistan, Indonesia và Micronesia đã công bố các biện pháp như vậy. 

Có thể bạn quan tâm