Bà Nguyễn Thị Hương Lan - Giám đốc Công ty New Sake: 18 năm say mê ẩm thực Nhật Bản

18 năm say mê ẩm thực Nhật Bản, 18 năm xây dựng thương hiệu nhà hàng New Sake.  Tình yêu với ẩm thực Nhật Bản của chị Lan chưa bao giờ nguôi mà chỉ thêm đong đầy theo năm tháng.
Bà Nguyễn Thị Hương Lan - Giám đốc Công ty New Sake: 18 năm say mê ẩm thực Nhật Bản

Nhắc tới Nhật Bản, chúng ta có thể dễ dàng nhắc tới những hình ảnh đẹp mang đậm bản sắc văn hoá như: núi Phú Sĩ, hoa Anh Đào, Kimono, rượu Sake, Sushi… mỗi biểu tượng đều mang trong mình những nét đẹp, ý nghĩa riêng, và ẩm thực Nhật Bản thực sự là một điều hấp dẫn hơn cả. Có lẽ bởi thế mà Nhật Bản là một trong 3 quốc gia có nền ẩm thực được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.

Trong những năm học tập và làm việc tại Nhật Bản, chị Lan đặc biệt yêu thích văn hoá và ẩm thực Nhật Bản. Chị ấp ủ dự định mở một nhà hàng để thoả niềm đam mê và cũng giúp những người bạn Nhật làm việc tại Việt Nam được ấm lòng mà nguôi ngoai nỗi nhớ xa quê. Và trên hết, chị muốn đưa tinh hoa ẩm thực Nhật về Việt Nam, nhằm góp phần chia sẻ nền văn hoá Nhật Bản độc đáo đến với người Việt thông qua ẩm thực.

Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và bước sang giai đoạn mới về chất, đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng... Theo đó là sự có mặt của những người Nhật sống và làm việc tại Việt Nam ngày một gia tăng. Đã sẵn mang trong mình tình yêu với văn hoá ẩm thực Nhật Bản, và ước mơ mở một nhà hàng Nhật tại Việt Nam, năm 1999 chị Lan đã tìm thấy cơ hội của mình và bắt đầu khởi sự kinh doanh mở nhà hàng Nhật đầu tiên tại Hà Nội.

New Sake, nhà hàng Nhật Bản đầu tiên tại Hà Nội

Ẩm thực là cách quảng bá nhanh nhất hình ảnh một đất nước và một nền văn hóa. Tại Việt Nam có nhiều người giống như chị Lan cũng rất yêu thích văn hoá ẩm thực Nhật Bản. Lý do khiến ẩm thực Nhật thu hút người Việt, nằm ở sự gần gũi trong văn hóa, trong cách chế biến và cách thưởng thức của hai nước. Tuy nhiên, điểm thu hút của ẩm thực Nhật có lẽ là ở những yêu cầu khắt khe về nguyên liệu, sự khéo léo trong chế biến, nét tinh tế khi trình bày và hương vị thuần khiết nhưng vẫn đậm đà. Hơn thế, trong tâm thức người Việt lâu nay, các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản luôn đồng nghĩa với chất lượng cao. Nắm bắt được tâm lý, nhu cầu khách hàng chị Lan đã mạnh dạn khai trương nhà hàng New Sake đầu tiên vào ngày 15/12/1999.

Ngay từ những ngày đầu khởi sự nhà hàng đầu tiên và cho đến nay đã 18 năm hoạt động, bằng sự tỉ mỉ và tinh tế chị Lan luôn kinh doanh New Sake bằng tâm thái của người Nhật. Tại New Sake các món ăn Nhật Bản đều được tuân theo quy tắc tam ngũ: Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp. Giữ nguyên bản sắc ẩm thực Nhật, ở New Sake hầu như sử dụng rất ít đến gia vị, thay vào đó, chị Lan tập trung vào các hương vị thuần khiết, tươi ngon, chất lượng của các thành phần nguyên liệu có trong món ăn như: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành… Bởi thế mà hiện nay tại hệ thống 3 nhà hàng của New Sake thu hút tỉ lệ thực khách là người Việt lên đến 90%.

Chị Lan say mê, tâm đắc ẩm thực Nhật bởi nghệ thuật phối trộn thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm Nhật Bản rất tốt cho sức khỏe, nên chị phát triển New Sake theo hướng không chỉ giúp người Việt được thưởng thức ẩm thực văn hoá phi vật thể của thế giới mà còn được ăn ngon tốt cho sức khoẻ.

18 năm kết nối văn hoá Nhật Bản - Việt Nam qua ẩm thực

Điểm đặc biệt của nhà hàng New Sake thu hút khách hàng không chỉ là nguyên liệu tươi ngon, chất lượng, sự khéo léo trong chế biến, nét tinh tế khi trình bày và hương vị trong trẻo nhưng đậm đà. Mà còn là ấn tượng về một menu phong phú với 250 món ăn, chị Lan chia sẻ: Các món ăn của Nhật rất phong phú, từng mùa đi theo dấu hiệu của thiên nhiên, Nhật Bản đều có những món ăn phù hợp theo mùa và ở New Sake chị Lan giữ nguyên dấu ấn văn hoá đó trong menu phong phú cho New Sake.

Ví như vào mùa xuân ở Nhật Bản có hoa Anh Đào nở thì dấu ấn trong menu của New Sake có 5 món sushi hải sản đặc trưng như: Hama-guri, Sayori, Tori-gai, Miru-gai và Kisu. Mùa hè ở Nhật Bản có lá Phong xanh tươi thì trong menu của New Sake cũng có 4 món Sushi hải sản đặc trưng là: Awabi uzuki, Anago, Aji. Mùa thu, Nhật Bản có lá Phong đỏ, thì dấu ấn trong menu của New Sake là 3 món sushi: Kampachi, Kohada và Saba... Mùa đông ở Nhật Bản có tuyết, thì trong menu của nhà hàng là các món Sushi hải sản: Ika, Aka-gai, Hirame và Tako...

Thị trường Việt Nam nói chung và New Sake nói riêng đang chứng kiến một làn sóng Nhật mạnh mẽ ở địa hạt ẩm thực. Nắm bắt được xu thế này, chị Lan chia sẻ về dự định sắp tới sẽ mở rộng thêm cơ sở kinh doanh tại Hà Nội và Đà Nẵng. 18 năm qua chị Lan và nhà hàng New Sake giống như một chiếc cầu nối giản dị nối liền nền văn hóa Nhật với khách hàng không chỉ là người Việt Nam mà còn nhiều khách hàng đến từ các nước khác nhau đang sinh sống làm việc tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…