Được đánh giá là thiên đường ẩm thực Nhật Bản ngay giữa lòng Hà Nội, ở New Sake có những gì khác biệt thưa chị?
Nhà hàng New Sake hiện có trên 200 món ăn Nhật Bản từ đồ ăn nổi tiếng được cho là quốc thực Nhật Bản đến những món Nhật“hiếm có khó tìm”ở Hà Nội chỉ có ở New Sake. Tiếp thu, kế thừa tinh túy trong cách chọn nguyên liệu, chế biến và bày trí của ẩm thực Nhật Bản, thưởng thức đồ ăn tại hệ thống nhà hàng New Sake khách hàng được tận hưởng các món ăn đất nước mặt trời mọc theo cách “tròn vị” nhất, trong một không gian “rất Nhật Bản” là điều mà nhiều thực khách đã ấn tượng và yêu thích tại New Sake.
Gọi ẩm thực là nghệ thuật sống, ở New Sake nghệ thuật đó được diễn nghĩa như thế nào, thưa chị?
Ẩm thực chính là một nghệ thuật sống, chúng ta dựa vào trí tuệ mẫn tiệp, tình cảm đẹp đẽ để xây dựng cuộc sống có chất lượng cao, ngày một hoàn thiện vì vậy cần phải biết chọn thức ăn ngon - một biểu hiện của chất lượng cuộc sống. Rõ ràng là biết chọn thức ăn ngon, phù hợp với mình là cả một nghệ thuật sống. Một học giả người Pháp đã nói: “Hãy cho tôi biết anh ăn những gì, tôi sẽ nói anh biết anh là người thế nào”. Ẩm thực không chỉ nằm ở phạm trù “ngon”, tức là nếu chỉ cảm thấy ngon thôi chưa đủ. Ẩn sau nó cả một câu chuyện và ý nghĩa sâu sa.
Ẩm thực Nhật Bản ở New Sake được chế biến theo nguyên tắc tắc 5 màu, 5 vị, 5 phương pháp nấu, 5 giác quan, 5 nguyên tắc. Chỉ riêng nói về 5 nguyên tắc ăn uống mà những con người của New Sake đã luôn nằm nòng đó là: Một – cần phải kính trọng và biết ơn những công sức của người đã nuôi trồng thực phẩm và chuẩn bị ra món ăn đó; hai – phải làm những việc tốt xứng đáng với việc được hưởng những món ăn đó; ba- phải ngồi vào bàn ăn với một tâm thái bình an; bốn – thưởng thức món ăn để nuôi dưỡng tinh thần bên cạnh việc nuôi dưỡng cơ thể, năm – luôn duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ. .. Cũng đủ thấy những món ăn ngon đẹp mắt chứa đựng những triết lý nhân sinh quan, nghệ thuật sống vô cùng độc đáo.
“Xây dựng mạng lưới cá nhân là điều kiện tiên quyết để thành công trong sự nghiệp và thông qua ẩm thực mọi người tìm thấy chất kết dính để bắt đầu, Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ. thế nên “đừng bao giờ đi ăn một mình.
Gần 20 năm kinh doanh ẩm thực Nhật Bản, chị đã giữ ngọn lửa nhiệt tình và say mê ấy như thế nào?
Học tập và không ngừng học tập là điều mà không chỉ tôi mà những CBNV của New Sake thường xuyên duy trì. Thật khó tìm thấy một sự bình lặng, thuận lợi toàn diện trong câu chuyện kinh doanh hàng ngày, nhưng tôi luôn tin tri thức luôn cầu nối và là một kho tàng để con người ta tìm hiểu cả đời cũng không bao giờ hết. Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong gần 20 năm qua sẽ là động lực, sự tự tin giúp tôi phát triển chuỗi nhà hàng New Sake trong chặng đường kinh doanh sắp tới.
Nhiều người yêu quý gọi chị là “Người kết nối”, chị có thể giải thích về điều này không, thưa chị?
Một quyển sách rất nổi tiếng của Keith Ferrazzi có tựa đề là “Đừng bao giờ đi ăn một mình”, quyển sách dùng bữa ăn để nói về một nguyên tắc mà bất cứ người làm kinh doanh nào cũng phải nằm lòng, đó là nghệ thuật kết nối, xây dựng các mối quan hệ networking. Xây dựng mạng lưới cá nhân là điều kiện tiên quyết để thành công trong sự nghiệp và thông qua ẩm thực mọi người tìm thấy chất kết dính để bắt đầu, xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ.
Khách hàng của New Sake đa phần là Doanh nhân và Chính trị gia, Tôi may mắn vì nhờ có New Sake mà tôi có thêm rất nhiều người bạn. New Sake là chiếc cầu nhỏ nối 2 bắc nhịp kết nối văn hoá Việt Nam - Nhật Bản và cá nhân tôi luôn chân thành kết nối cho những người bạn trong giới kinh doanh gặp gỡ giao lưu và học tập lẫn nhau. Khoa học đã chứng minh, thành công của 1 cá nhân có 10% là tài năng, 30% là thương hiệu và 60% là kết nối (Bạn biết ai và ai biết bạn). Bởi vậy, tôi vui khi là người kết nối giúp cho khách hàng, bạn bè mình gặp gỡ xây dựng các mối quan hệ cùng giúp nhau phát triển.
Cảm ơn chị Lan về những chia sẻ vừa rồi, chúc chị luôn mạnh khoẻ và là người kết nối nhiều hơn nữa cho các doanh nhân, những đồng nghiệp của chị tại New Sake.