Bán bớt các cổ phiếu chưa có xu hướng hồi phục để tích lũy sức mua

Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên hiện tại để cơ cấu lại danh mục, theo đó có thể bán bớt các cổ phiếu chưa có xu hướng hồi phục rõ ràng để tích lũy sức mua và giải ngân một phần để mua gom các cổ phiếu với kỳ vọng nắm giữ trung - dài hạn ở những vùng giá thấp trong phiên...

Bán bớt các cổ phiếu chưa có xu hướng hồi phục để tích lũy sức mua

Chứng khoán ngày 7/1 khép lại với sự phân hóa rõ nét trên thị trường chứng khoán Việt Nam. VN-Index tăng nhẹ 0,60 điểm, tương đương 0,05%, đóng cửa tại 1.246,95 điểm. Thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức ổn định với hơn 560 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng giá trị đạt 13.188 tỷ đồng.

Nhóm VN30 cùng chiều khi VN30-Index tăng 2,24 điểm, tương đương 0,17% lên 1.315,28 điểm. Thanh khoản nhóm này đạt gần 180 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch 5.881 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, HNX-Index giảm 1,96 điểm, tương đương 0,88%, đóng cửa tại 220,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 48,5 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch 847 tỷ đồng. Số lượng mã giảm điểm áp đảo, cho thấy áp lực bán tại sàn này vẫn còn khá mạnh.

Sàn UPCoM cũng ghi nhận sự sụt giảm khi UPCoM-Index mất 0,61 điểm, tương đương 0,65%, dừng lại ở mức 93 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 32,3 triệu cổ phiếu, với giá trị giao dịch 534 tỷ đồng.

Về mức độ ảnh hưởng, BID là cổ phiếu có đóng góp tích cực nhất cho VN-Index với mức tăng 1.600 đồng, tương đương 4,12%, đóng góp 2,8 điểm vào chỉ số chung. BCM tăng 3,27%,và MBB tăng 2,12%, đóng góp lần lượt 0,6 và 0,59 điểm. Ngược lại, GVR giảm 3,74%, làm mất 1,03 điểm của chỉ số. VCB và VNM cũng giảm lần lượt 0,65% và 1,28%, tạo áp lực lớn lên VN-Index.

Ngành ngân hàng dẫn đầu mức tăng với chỉ số toàn ngành tăng 0,65%. NAB ghi nhận mức tăng mạnh mẽ, đóng cửa trong sắc tím với thanh khoản đạt 14,7 triệu đơn vị, trở thành điểm sáng trong nhóm. BID tăng 4,12%, đóng góp đáng kể vào chỉ số chung.

Các cổ phiếu khác như MBB, LPB, và STB cũng tăng lần lượt 2,12%, 1,32%, và 1,79%, phản ánh dòng tiền tích cực vào nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, một số cổ phiếu vẫn chịu áp lực bán như VCB giảm 0,65%, HDB mất 1,02%, và MSB giảm 0,89%, cho thấy sự phân hóa trong dòng tiền đầu tư.

Nhóm công nghệ thông tin tăng 0,42%, nhờ vào sự phục hồi của các cổ phiếu trụ cột. FPT tăng 0,54%, tiếp tục thu hút dòng tiền nhờ triển vọng tích cực từ mảng chuyển đổi số. ELC cũng tăng 0,95%, phản ánh lực cầu ổn định. Ngược lại, CMG giảm 1,74%, cho thấy áp lực điều chỉnh vẫn còn hiện diện trong nhóm này.

Ngành hàng và dịch vụ công nghiệp tăng 0,51%, với điểm nhấn từ VTP tăng 1,82% và ACV tăng 0,98%. GEX cũng tăng 0,83%, đóng góp tích cực vào chỉ số ngành. Tuy nhiên, một số cổ phiếu như PAC và TV2 giảm mạnh lần lượt 6,28% và 6,87%, kéo giảm đà tăng chung. PVT và GMD cũng giảm lần lượt 1,86% và 2,18%.

Nhóm hóa chất tiếp tục chịu sự điều chỉnh mạnh, giảm 2,02%. Các cổ phiếu như BFC, DDV, và DPM lần lượt giảm 3,72%, 2,65%, và 1,71%, kéo chỉ số ngành đi xuống. GVR mất 3,74%, là một trong những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng như CSV tăng 1,25% và TRC tăng 2,52%.

Ngành dịch vụ tài chính giảm 0,78%, với các mã như VIX, SSI, VND, VCI, SHS ghi nhận mức giảm từ 1-1,6%. Tuy nhiên, EVF nổi bật với mức tăng mạnh 4,12% và VDS cũng tăng 1,33%.

Nhóm dầu khí cũng chịu áp lực giảm, mất 1,15%, với các cổ phiếu lớn như PVS giảm 3,89%, và PVD giảm 3,49%. PLX và OIL cũng giảm lần lượt 1,17% và 1,67%.

Ngành bất động sản giảm nhẹ 0,02%, với sự phân hóa rõ nét giữa các cổ phiếu. SJS tăng mạnh 3,84%, trong khi BCM và KBC cũng tăng lần lượt 3,27% và 3,32%, đóng góp tích cực vào chỉ số. Ngược lại, NVL và NTL giảm mạnh 4,57%, CEO mất 4%, và PDR giảm 3,83%, phản ánh áp lực bán mạnh tại các cổ phiếu lớn.

anh-chup-man-hinh-2025-01-07-luc-192341.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Hạn chế mua mới cũng như gia tăng thêm tỷ trọng

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

VN-Index dù đóng cửa tăng điểm nhẹ, nhưng biên độ biến động trong phiên khá lớn (11 điểm). Thanh khoản duy trì ở mức cao, vượt (+3,5%) so với mức trung bình 20 phiên và là phiên thứ 3 liên tiếp có khối lượng lớn hơn mức trung bình 20 phiên.

Đóng cửa với biên độ tăng điểm không lớn do chịu áp lực bán dâng cao về cuối phiên, khiến đà tăng bị thu hẹp đáng kể cho thấy tín hiệu điều chỉnh vẫn chưa kết thúc.

Chúng tôi kỳ vọng mốc 1.230 điểm là ngưỡng hỗ trợ cho nhịp chỉnh ngắn hạn lần này, nên tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng, hạn chế việc vị thế mua mới cũng như vị thế gia tăng thêm tỷ trọng. Kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu tích cực sau khi test ngưỡng hỗ trợ 1.230 điểm mới sẵn sàng cho vị thế mua.

Tích lũy sức mua

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

VN-Index đã có phiên hồi phục nhẹ khi đón các tin tức tích cực về kết quả kinh doanh của một số cổ phiếu ngân hàng, theo đó giúp đà rơi của chỉ số chung tạm thời ngưng lại.

Tuy nhiên, nhà đầu tư nên tận dụng những phiên hiện tại để cơ cấu lại danh mục, theo đó có thể bán bớt các cổ phiếu chưa có xu hướng hồi phục rõ ràng để tích lũy sức mua và giải ngân một phần để mua gom các cổ phiếu với kỳ vọng nắm giữ trung - dài hạn ở những vùng giá thấp trong phiên.

Mở ra cơ hội kiểm soát điểm số trở lại cho phe mua

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Sau hai phiên lao dốc mạnh, việc VN-Index hình thành nến "Spinning" cho thấy quán tính phân phối đã chậm lại. Mặc dù hoạt động bán khớp lệnh chủ động vẫn đang chiếm lĩnh phần lớn diễn biến, lực đỡ chủ yếu từ các cổ phiếu trụ đang ra tạo vùng giao dịch ổn định hơn và tạm thời hạ nhiệt đà rơi của chỉ số.

Điều này kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội kiểm soát điểm số trở lại cho phe mua, khi chỉ số vẫn đang giữ được vùng xác lập xu hướng tăng trong tháng 11.

Mốc 1.240 điểm là ngưỡng mà nhà đầu tư cần lưu ý

Chứng khoán Asean

Chúng tôi cho rằng trong các phiên tới thị trường sẽ có thể có các phiên hồi phục ngắn hạn. Tuy nhiên, xu hướng tích cực chỉ chắc chắn hơn sau khi DXY có dấu hiệu giảm mạnh hơn và các thị trường thế giới xác lập xu hướng hồi phục ngắn hạn rõ ràng hơn, trong bối cảnh định giá VN-Index đang ngày càng trở nên hấp dẫn.

Đồng thời, vùng hỗ trợ quan trọng tại mốc 1.240 điểm là ngưỡng mà nhà đầu tư cần lưu ý, đặc biệt trong kịch bản thị trường tiếp tục xu hướng điều chỉnh.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Cổ phiếu công nghệ lại giúp chứng khoán Mỹ bay cao

Cổ phiếu công nghệ lại giúp chứng khoán Mỹ bay cao

S&P 500 và Nasdaq tăng điểm vào thứ Hai và đạt mức cao nhất trong hơn một tuần nhờ sự bứt phá của cổ phiếu công nghệ khi có tin tức cho thấy chính quyền Trump 2.0 có thể áp dụng chính sách thuế quan ít quyết liệt hơn so với dự đoán ban đầu…

Có thể bạn quan tâm

Nhiều thương vụ IPO hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025

Nhiều thương vụ IPO hứa hẹn bùng nổ trong năm 2025

Bước sang năm 2025, giới đầu tư kỳ vọng hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ sôi động trở lại, mang đến một “làn gió mới” trong bối cảnh thị trường chứng khoán sau nhiều năm thiếu "hàng chất lượng" lên sàn...

Khu công nghiệp Becamex Bàu Bàng của BCM

Becamex IDC bị xử phạt do công bố thông tin sai

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC) bị phạt tiền 150 triệu đồng do công bố thông tin sai về tình hình sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu...

Chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều, giá dầu tăng

Chứng khoán Mỹ đột ngột đảo chiều, giá dầu tăng

Phố Wall bất ngờ đảo chiều giảm điểm vào thứ Sáu, với cả ba chỉ số chính đều đóng cửa trong sắc đỏ. Nhóm cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu tăng trưởng vốn hoá lớn - yếu tố chính thúc đẩy thị trường trong những phiên trước - cũng chịu ảnh hưởng…