Dàn lãnh đạo của Phát Đạt muốn bán gần sạch cổ phiếu trong tay

Tổng giám đốc và hai Phó Tổng giám đốc của Phát Đạt cùng đăng ký bán cổ phiếu vì lý do cá nhân...

Dàn lãnh đạo của Phát Đạt muốn bán gần sạch cổ phiếu trong tay

Thị trường chứng khoán lại dậy sóng với loạt động thái đăng ký bán cổ phiếu từ các nhân vật chủ chốt của Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR).

Đầu tiên, ông Bùi Quang Anh Vũ, Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Phát Đạt, đăng ký bán toàn bộ 1,436 triệu cổ phiếu PDR mà mình đang nắm giữ, tương đương 0,16% vốn điều lệ. Theo công bố, lý do đưa ra là nhằm giải quyết nhu cầu cá nhân. Giao dịch dự kiến sẽ thực hiện từ ngày 9/1 đến 7/2/2025, thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Tạm tính theo mức giá đóng cửa sáng 6/1 là 20.200 đồng/cổ phiếu, ông Vũ có thể thu về khoảng 29 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu PDR đã giảm mạnh trong phiên chiều cùng ngày, rơi xuống mức 19.750 đồng/cổ phiếu, khiến các nhà đầu tư không khỏi lo lắng.

Không chỉ Tổng Giám đốc, hai Phó Tổng Giám đốc của Phát Đạt là ông Trương Ngọc Dũng và ông Nguyễn Khắc Sinh cũng đăng ký bán lần lượt 62.097 cổ phiếu và 61.670 cổ phiếu với cùng lý do "giải quyết nhu cầu cá nhân".

Việc cả ba lãnh đạo cấp cao đồng loạt bán cổ phiếu đã làm dấy lên nhiều nghi vấn, đặc biệt trong bối cảnh kết quả kinh doanh của Phát Đạt đang sụt giảm.

Về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Phát Đạt chỉ đạt 173 tỷ đồng doanh thu và 154 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh so với mức doanh thu 549 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 401 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023.

Báo cáo tài chính quý 3/2024 của công ty cũng bộc lộ điểm yếu lớn khi phần lớn tài sản đang nằm ở hàng tồn kho, lên tới 12.853 tỷ đồng (chiếm 56% tổng tài sản). Ngoài ra, 7.083 tỷ đồng khác nằm trong các khoản phải thu, tương đương 31% tài sản, khiến dòng tiền lưu động trở thành bài toán nan giải.

Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Phát Đạt ghi nhận giá trị tồn kho lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không có nhiều chuyển biến sau nhiều năm. Chẳng hạn: Dự án EverRich2; dự án Tropicana Bến Thành Long Hải: Tồn kho 1.911 tỷ đồng; dự án EverRich3: Ghi nhận tồn kho hơn 876 tỷ đồng. Những con số này đặt ra câu hỏi về khả năng triển khai và chuyển đổi các tài sản tồn kho khổng lồ của công ty thành dòng tiền thực.

Giá cổ phiếu PDR của Phát Đạt trong một năm trở lại đây

Giá cổ phiếu PDR của Phát Đạt trong một năm trở lại đây

Không chỉ hiệu quả kinh doanh, cổ phiếu PDR cũng đối mặt với áp lực lớn. Trong suốt những ngày đầu năm 2025, cổ phiếu này chưa từng "nhuốm sắc xanh", liên tục giảm sâu. Chốt phiên giao dịch ngày 6/1, thị giá PDR giảm 4,16% và dừng ở mức 19.600 đồng/cổ phiếu.

Với việc lợi nhuận sụt giảm mạnh, hàng tồn kho tăng cao và cổ phiếu mất giá, Phát Đạt đang đứng trước một giai đoạn đầy thử thách.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...