Bao giờ dự án nghìn tỷ Ethanol Dung Quất được hồi sinh?

Khi Chính phủ quyết tâm không bỏ thêm vốn, "ép" Ethanol Dung Quất tự lo liệu tương lai thì một doanh nghiệp thuộc hàng "đại gia xuất nhập khẩu" - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại tạp phẩm (Toconta
Bao giờ dự án nghìn tỷ Ethanol Dung Quất được hồi sinh?

Dự án Ethanol Dung Quất là một trong 4 dự án bị Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang Bộ Công an 

Tháng 6 vừa qua, Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dung Quất (BSR - BF) đã ký hợp đồng hợp tác với đại gia Tocontap để vận hành lại nhà máy này. 

Theo hợp đồng, Tocontap chịu trách nhiệm thu xếp nguồn nguyên liệu, tổ chức phân phối Ethanol sau khi ra thành phẩm còn BSR-BF là đơn vị gia công sản phẩm chính là Ethanol từ nguyên liệu do Tocontap cung cấp với chi phí 3.000 đồng/lit. 

Hợp đồng này có thời hạn là 10 năm kể từ ngày ký, chia làm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn 5 năm.

Hợp đồng cũng ghi rõ, trong vòng 12 tháng đầu, phía Tocontap cam kết tiêu thụ hết tàn bộ sản lượng Ethanol mà phía BSR - BF sản xuất được. Đây được coi là điều kiện tiên quyết để giải quyết những khó khăn về nguyên liệu và vốn để duy trì nhà máy. 

Ngoài ra, phía Tocontap cũng cam kết tạm ứng kinh phí cho việc sửa chữa nhà máy và chi phí gia công. Kinh phí này sẽ được chuyển cho BSR - BF khi kế hoạch và dự toán chi phí bảo dưỡng sửa chữa được thông qua giữa hai bên.

Phía Tocontap cũng đồng ý tạm ứng 70% chi phí gia công bằng tiền mặt cho BSR-BF trong vòng 1 tuần kể từ khi hai bên thống nhất kế hoạch sản xuất theo từng đợt, hoặc theo quý, theo tháng do bên BSR - BF cung cấp.

Nhà máy khi khởi động lại sẽ đạt 65% công suất, sản xuất khoảng 2.000 tấn sản phẩm (trong 2 tuần đầu); sau đó được kiểm tra máy móc và nâng công suất. Trong khoảng thời gian còn lại của năm 2018, BSR-BF sẽ sản xuất 7.000m3 Ethanol cho Tocontap và số lượng 35.000m3 còn lại như trong hợp đồng đã ký sẽ sản xuất vào năm 2019.

Để chạy lại nhà máy, BSR-BF huy động 70 cán bộ nhân viên hiện tại cùng khoảng 70 công nhân, kỹ sư các cổ đông hỗ trợ. Về nhân lực, BSR-BF đảm bảo lực lượng vận hành chất lượng, giàu kinh nghiệm, vận hành an toàn, ổn định nhà máy.

Theo ông Phạm Văn Vượng, Giám đốc BSR-BF cho biết, quan điểm chỉ đạo của Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là chạy lại nhà máy, sau đó nghiệm thu, quyết toán công trình và phương án tiếp theo mới tính tới thoái vốn.

Và vào giữa tháng 10 tới, dự án này chính thức tái khởi động, hồi sinh sau một thời gian "ngủ đông". 

Tocontap tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương), được thành lập năm 1956 với tên gọi ban đầu là Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm Việt Nam.

Khi mới thành lập, Tocontap là một trong 13 đầu mối xuất nhập khẩu của cả nước, chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như hàng gia dụng, giày da, sản phẩm cao su, quần áo theo nghị định thư... và thực hiện các hợp đồng hàng đổi hàng với các nước trong khối Đông Âu.

Sau đó, Tocontap chuyển sang lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và mở rộng các thị trường như Châu Á, Châu Âu, Mỹ, Canada, Úc...

>> Khôi phục ethanol Dung Quất: Để tư nhân làm?

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...