Bảo hiểm BIDV (BIC) trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 15%

Với hơn 117 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC) sẽ phải chi khoảng 175,5 tỷ đồng để trả cổ tức.
Bảo hiểm BIDV (BIC) trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 15%

Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bảo hiểm BIDV, HOSE – Mã: BIC) vừa thông báo ngày 15/9 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức 2021.

Như vậy, với hơn 117 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, BIC sẽ phải chi khoảng 175,5 tỷ đồng để trả cổ tức. Cổ tức được trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.500 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 16/9, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 13/10/2022.

Trước đó, HĐQT BIC đã thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức là 23/8 và thời gian thanh toán là ngày 20/9. Tuy nhiên, BIC đã thông báo việc thay đổi thời gian như trên, nguyên nhân là theo yêu cầu của Trung Tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đề nghị Công ty điều chỉnh lại để đảm bảo VSD nhận được hồ sơ thông báo thực hiện quyền chậm nhất 8 ngày làm việc trước ngày đăng ký cuối cùng.

Về kết quả kinh doanh, BIC vừa ghi nhận một quý II ảm đạm với mức lợi nhuận sau thuế thấp nhất kể từ cuối năm 2019 tới nay. Theo đó, BIC ghi nhận doanh thu thuần quý II từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 667 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng chi phí bồi thường tăng gần 4%, tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 27,7%, lần lượt đạt 176 tỷ đồng và 554 tỷ đồng. Chi phí tăng mạnh làm lợi nhuận gộp của BIC giảm gần 14% so với cùng kỳ, đạt hơn 113 tỷ đồng, bất chấp doanh thu vẫn ghi nhận tăng trưởng 2 chữ số.

Hoạt động tài chính kém sắc hơn so với cùng kỳ khi doanh thu giảm 2%, lợi nhuận giảm 27%, lần lượt đạt gần 89 tỷ đồng và 68,6 tỷ đồng. Chốt quý II, BIC báo lãi sau thuế gần 50 tỷ đồng, giảm 49% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của BIC kể từ cuối năm 2019 đến nay.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của BIC đạt 1.238 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 125 tỷ đồng. Trong đó doanh thu tăng 19% so với cùng kỳ, còn lợi nhuận giảm gần 30%.

Theo giải trình của BIC, nguyên nhân khiến lợi nhuận của công ty bảo hiểm này sa sút chủ yếu do lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ tăng trưởng gần 4%, trong khi lợi nhuận từ hoạt động đầu tư lại giảm 24% so với cùng kỳ.

Tính tới cuối quý II, tổng tài sản của BIC đạt hơn 6.589 tỷ đồng, nhích 9% so với thời điểm đầu năm. Trong đó chiếm gần 63% là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, đạt hơn 4.132 tỷ đồng, tương đương tăng 12% so với đầu năm.

Tổng nợ phải trả tính tới ngày 30/6 tăng 20,5%, đạt hơn 4.179 tỷ đồng. Trong đó phải về hợp đồng bảo hiểm là hơn 531 tỷ đồng, tăng 9%.

Năm 2022, Bảo hiểm BIDV dự kiến chia cổ tức 12%, và đặt mục tiêu tổng doanh thu phát sinh phí bảo hiểm là 3.310 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 435 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, công ty bảo hiểm này đã hoàn thành 37% kế hoạch về lợi nhuận.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 26/8, cổ phiếu BIC tăng 600 đồng lên mức 30.500 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 49.200 đơn vị.

Xem thêm

Bảo hiểm Quân đội trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu

Bảo hiểm Quân đội trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu

Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC - HoSE:MIG ) sẽ phát hành 21,45 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm ngoái. Tỷ lệ thực hiện 15%, cổ đông sở hữu một cổ phiếu được hưởng một quyền nhận cổ tức, cổ đông sở hữu 100 quyền nhận cổ tức được nhận 15 cổ phiếu mới.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...