Cú hích quy hoạch đô thị
Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương thành lập TP.Thủ Đức trực thuộc TP.HCM trên cơ sở sáp nhập Q.2, Q.9 và Thủ Đức ở phía Đông thành phố với định hướng xây dựng một thành phố phát triển công nghệ cao, đồng thời TP.Thủ Đức được kỳ vọng sẽ trở thành khu vực năng động bậc nhất của TP.HCM tương tự như Gangnam (phía nam sông Hàn), Seoul (Hàn Quốc) và phố Đông ở Thượng Hải (Trung Quốc). Có thể hình dung, tương lai TP.Thủ Đức sẽ là trung tâm kinh tế lớn nhất nước và thị trường bất động sản cũng sẽ hưởng lợi theo.
Thực tế, trong những năm qua, thị trường bất động sản khu Đông đã diễn ra nhộn nhịp, nhiều dự án mới hình thành và mặt bằng giá ở tất cả các phân khúc cũng tăng cao.
Theo nghiên cứu của CBRE Việt Nam, mặt bằng giá nhà đất ở một số khu vực Q.2, Q.9 tăng gấp 2 đến 3 lần trong khoảng 3 năm qua.
Tuy nhiên, sự phát triển của TP.Thủ Đức mới thực sự là cú hích lớn cho bất động sản TP.HCM, nhưng hiện quỹ đất thành phố không còn nhiều, nguồn cung dự án mới ít dần và giá nhà tăng cao đã rộng đường cho bất động sản các khu vực tiếp giáp TP.Thủ Đức như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… phát triển.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, cho rằng việc thành lập TP.Thủ Đức sẽ kích thích phát triển kinh tế ở khu vực TP.HCM, còn đối với bất động sản, thông tin này sẽ kích thích phát triển tại các khu vực xung quanh, những đô thị vệ tinh tiếp giáp khu Đông.
Nhận diện “điểm nóng” của thị trường
Trong các khu vực lân cận, Long Thành (Đồng Nai) được giới đầu tư đánh giá là vùng đất hưởng lợi nhiều nhất khi sở hữu vị trí chiến lược, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kết nối trực tiếp TP.Thủ Đức.
Hiện nhiều công trình giao thông trọng điểm tại khu vực đang được phát triển như: Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, Phan Thiết – Dầu Giây; Vành đai 4; quốc lộ 1… Một khi những trục đường này hoàn thành thì khoảng cách giữa Long Thành với TP.Thủ Đức và các tỉnh, thành lân cận sẽ được rút ngắn hơn nữa.
Đặc biệt, địa phương còn chứng kiến sự hình thành của Sân bay Quốc tế Long Thành. Đây là dự án lớn tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, được thiết kế với công suất phục vụ khoảng 100 triệu lượt hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Hiện Đồng Nai đang dồn toàn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ bàn giao hơn 1,8 ngàn ha đất trong tháng 10 tới đây.
Có thể thấy, “cú đúp” quy hoạch vùng đã có sức ảnh hưởng lớn và tạo lực đẩy cho sự phát triển toàn diện của thị trường bất động sản Long Thành.
Nếu thời điểm năm 2018, giá đất Long Thành chỉ ở khoảng 8 – 15 triệu đồng/m2 thì nay đã thiết lập mức giá mới, dao động từ 17 – 30 triệu đồng/m2.
Dự kiến sắp tới, khi Sân bay Long Thành được khởi công và TP.Thủ Đức có quy hoạch cụ thể, nhiều khả năng mức giá sẽ tiếp tục tăng phi mã.
Nhân lúc mức giá chưa vượt ngưỡng quá cao, nhiều nhà đầu tư đã nhanh chóng “hớt tay trên” những sản phẩm bất động sản tiềm năng, có vị trí kết nối trực tiếp Sân bay quốc tế Long Thành, TP.Thủ Đức và các tỉnh, thành lân cận để đầu tư hoặc ở thực
Đơn cử như dự án Century City được phát triển bởi Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh, trong giai đoạn 1 giới thiệu ra thị trường đã có đến 500 sản phẩm được khách hàng giao dịch thành công.
Từ những làn sóng trên thị trường bất động sản Long Thành trong thời gian qua và hiện khu vực này vẫn còn nhiều lợi thế phát triển, các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm dự báo, thời gian tới bất động sản khu vực sẽ tiếp tục là tâm điểm của thị trường và nơi đây sẽ trở thành một đô thị sầm uất không kém cạnh các thành phố năng động khác trên cả nước.
Mai Thanh