Bầu cử Tổng thống Mỹ kết thúc, sàn chứng khoán Việt sẽ chuyển động ra sao?

Nếu bà Kamala Harris đắc cử, kinh tế Việt Nam dự báo không chịu ảnh hưởng lớn, các ngành xuất khẩu vẫn được hưởng lợi từ quan điểm thương mại đa phương. Ngược lại, nếu ông Donald Trump thắng cử, điều này sẽ ảnh hưởng đến các ngành xuất nhập khẩu, FDI và tỷ giá tại Việt Nam...

trump-vs-harris-2.jpg

Ngày 5/11 (theo giờ địa phương) là thời khắc diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024, nơi ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đối đầu với ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris.

CHÍNH SÁCH KINH TẾ NGƯỢC CHIỀU CỦA 2 ỨNG CỬ VIÊN TỔNG THỐNG MỸ

Theo đánh giá sơ bộ của Trung tâm phân tích Chứng khoán Agribank (Agriseco Research), bà Kamala Harris có chính sách ôn hòa, ưu tiên hợp tác quốc tế và tập trung hỗ trợ tầng lớp trung lưu. Ngược lại, ông Donald Trump tập trung chính sách bảo hộ doanh nghiệp sản xuất trong nước và thúc đẩy đầu tư vào sản xuất nội địa.

Các chuyên gia phân tích chứng khoán nhận định rằng, các chính sách được hai ứng cử viên đề xuất đã trở thành tâm điểm bàn luận về định hướng kinh tế.

Theo báo cáo chiến lược đầu tư của Công ty Chứng khoán VPBank, ông Trump đề xuất gia hạn một số điều khoản trong Đạo luật Cắt giảm thuế và việc làm 2017, đặc biệt là những điều khoản sẽ hết hiệu lực vào năm 2025. Ông đề xuất giảm thuế doanh nghiệp từ 21% xuống 15%, khuyến khích đầu tư, và kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm vượt 3%. Điều này sẽ giúp nhóm 0,1% người giàu nhất nước Mỹ tăng thu nhập sau thuế thêm gần 377.000 USD, trong khi nhóm 20% nghèo nhất chỉ tăng thêm 320 USD.

Theo các chuyên gia từ VPBankS, chính sách này có thể làm ngân sách Mỹ giảm đến 6.000 tỷ USD, và thậm chí nếu không gia hạn giảm thuế, quốc gia này vẫn có thể đối mặt với khoản thâm hụt lên tới 22.000 tỷ USD trong thập kỷ tới. VPBankS cũng nhận định rằng chính sách giảm thuế của Trump khó có thể thúc đẩy tăng trưởng dài hạn vì nợ công sẽ tăng cao.

Về thuế nhập khẩu, Donald Trump đề xuất áp dụng mức thuế 10-20% với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ và từ 60-100% hoặc cao hơn cho hàng hóa Trung Quốc, nhằm làm hàng ngoại đắt đỏ hơn và kích thích sản xuất trong nước mà không làm tăng lạm phát.

Cựu Tổng thống Trump cũng đưa ra đề xuất miễn thuế đối với tiền hoa hồng, tiền làm thêm giờ và các trợ cấp của người lao động, đồng thời miễn thu thuế từ các khoản phúc lợi xã hội. Kamala Harris cũng đồng ý với việc miễn thuế cho tiền hoa hồng. Tuy nhiên, VPBankS lưu ý rằng việc loại trừ thuế này không tạo ra nhiều tác động kinh tế, do chỉ có 2,5% lao động Mỹ nhận tiền hoa hồng và nhiều người không đủ điều kiện nộp thuế thu nhập liên bang.

Về chính sách thuế, Kamala Harris đề xuất giảm thuế cho người thu nhập trung bình và thấp, đồng thời tăng thuế với nhóm giàu có và nâng thuế suất doanh nghiệp từ 21% lên 28%. Ước tính cho thấy, chính sách của Harris có thể tiêu tốn 2.300 tỷ USD, nhưng sẽ đóng góp thêm 1.100 tỷ USD từ tăng thuế doanh nghiệp và giảm thu nhập của nhóm 0,1% giàu nhất tới 167.000 USD, trong khi nhóm 20% nghèo nhất có thể nhận thêm 2.355 USD.

Tính toán từ VPBankS cho rằng kế hoạch của Harris sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng hơn so với Trump. Chuyên gia nhận định rằng cả hai chính sách sẽ làm khối nợ quốc gia tăng nhanh, gây suy yếu cho doanh nghiệp Mỹ và làm chậm nền kinh tế.

KẾT QUẢ BẦU CỬ TÁC ĐỘNG RA SAO ĐẾN CÁC NHÓM NGÀNH TRÊN SÀN CHỨNG VIỆT?

Dựa trên những điểm nhấn về chính sách, các chuyên gia cho rằng có nhiều điểm đối lập trong cách điều hành nền kinh tế của 2 ứng cử viên Tổng thống, theo đó Agriseco Research đưa ra hai kịch bản ứng với mỗi ứng cử viên Tổng thống.

Trong kịch bản bà Kamala Harris đắc cử, với xu hướng ôn hòa trong chính sách, nền kinh tế Việt Nam sẽ không chịu ảnh hưởng lớn. Các ngành xuất khẩu vẫn được hưởng lợi từ quan điểm thương mại đa phương của bà, duy trì sự ổn định trong thương mại quốc tế.

Nếu ông Donald Trump thắng cử, các thay đổi đáng kể sẽ diễn ra, bao gồm tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, khuyến khích FDI về Mỹ và khả năng can thiệp vào chính sách tiền tệ của Fed. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các ngành xuất nhập khẩu, FDI và tỷ giá tại Việt Nam.

Về xuất khẩu, Việt Nam sẽ chịu tác động hai mặt từ chính sách của Trump. Một mặt, việc tăng thuế nhập khẩu 10-20% đối với tất cả các quốc gia, bao gồm Việt Nam, sẽ giảm tính cạnh tranh của hàng Việt tại Mỹ. Đồng thời, các biện pháp điều tra nguồn gốc hàng hóa nhằm tránh thuế sẽ gia tăng, tạo thêm chi phí và thách thức cho doanh nghiệp. Mặt khác, việc Mỹ áp thuế mạnh lên hàng Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị phần tại Mỹ.

Về dòng vốn đầu tư, việc áp thuế cao với hàng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh làn sóng FDI rời khỏi Trung Quốc, và Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.

Về các vấn đề kinh tế khác, chính sách của Trump có thể khiến lạm phát Mỹ tăng trong ngắn hạn, ảnh hưởng đến đồng USD và các chính sách kinh tế khác, đặc biệt là lộ trình nới lỏng tiền tệ.

Thực tế, khi khả năng Trump thắng cử tăng lên trong tháng 10, chỉ số DXY đo lường sức mạnh của USD đã tăng gần 3,3%, giá vàng tương lai tăng 5,5%, liên tục đạt đỉnh mới, và lộ trình cắt giảm lãi suất năm 2025 cũng được điều chỉnh. Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam và sẽ tiếp tục tác động trong tương lai gần.

Dự báo trong tuần bầu cử, các chuyên gia VPBankS cho rằng chỉ số VN-Index có thể phục hồi kỹ thuật quanh mức 1.240 – 1.250 điểm, tạo ra nhịp hồi ngắn hạn với biên độ từ 1.240 – 1.265 điểm. Nếu mất mốc hỗ trợ 1.240 điểm, thị trường có thể giảm mạnh hơn.

Về chiến lược đầu tư, các chuyên gia khuyến nghị giảm tỷ trọng cổ phiếu trong các nhịp hồi ngắn, giữ tỷ lệ tiền mặt/cổ phiếu ở mức 70/30, và chờ đợi các điểm mua trung hạn.

Nhà đầu tư ưa thích trading có thể giải ngân tại vùng hỗ trợ 1.235 – 1.240 điểm để tận dụng sóng hồi, trong khi ưu tiên chiến lược trading ngắn hạn trong bối cảnh thị trường còn nhiều nhiễu động. Điểm mua trung hạn được khuyến nghị tại mức 1.185 – 1.200 điểm.

Xem thêm

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Giới đầu tư Châu Âu "nín thở" trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tới gần, các nhà đầu tư Châu Âu thận trọng đưa ra dự đoán về phản ứng của thị trường khi một trong hai ứng cử viên đắc cử. Họ đặc biệt chú ý đến các chính sách của ông Donald Trump và tác động của chúng đối với nền kinh tế toàn cầu…

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu dự kiến sẽ hưởng lợi từ chính sách tài chính tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump….