Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Theo báo cáo từ CNBC, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc chọn nơi cư trú dài hạn ở nước ngoài của các cá nhân giàu có tại Mỹ đang tăng mạnh trong bối cảnh nhiều người tìm kiếm giải pháp để bảo vệ và đa dạng hóa tài sản…

Giới nhà giàu Mỹ lập kế hoạch di cư sau bầu cử

Trong một báo cáo của CNBC mới đây, số lượng triệu phú Mỹ lên kế hoạch di cư đang ngày càng gia tăng khi ngày bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần; bởi lẽ, có nhiều người vẫn vô cùng lo ngại về bất ổn chính trị - xã hội cho dù kết quả có như thế nào.

Theo các luật sư và nhà cố vấn tài sản được CNBC liên hệ, nhu cầu sở hữu hộ chiếu thứ hai hoặc cư trú dài hạn ở nước ngoài đang đạt mức kỷ lục tại Mỹ. Họ tiết lộ, nhiều gia đình giàu có hiện không chỉ đơn thuần là bàn luận hay dự định mà họ đã bắt tay thực hiện các kế hoạch di cư sang nước ngoài.

"Chưa bao giờ chúng tôi chứng kiến nhu cầu cao như hiện nay”, chia sẻ của ông Dominic Volek - người đứng đầu bộ phận khách hàng cá nhân tại Henley & Partners - công ty chuyên tư vấn di cư cho giới thượng lưu. Theo đó, ông Volek tiết lộ rằng đây là lần đầu tiên người Mỹ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số khách hàng của công ty, đóng góp hơn 20% cho tổng doanh thu, cao hơn bất kỳ quốc tịch nào khác.

Tương tự, David Lesperance, đối tác quản lý tại công ty thuế và di trú quốc tế Lesperance and Associates cũng cho biết số lượng khách hàng người Mỹ thuê ông để xem xét các khả năng di cư ra nước ngoài đã tăng gấp ba lần so với năm trước.

Trong cuộc khảo sát từ Arton Capital, đơn vị chuyên tư vấn về các chương trình di trú cho giới siêu giàu, 53% triệu Mỹ nói rằng họ có xu hướng rời Mỹ sau cuộc bầu cử, bất kể ai thắng cử. Đặc biệt, nhóm trẻ tuổi (18-29 tuổi) là những người có khả năng chuyển đi nhất, với 64% rất quan tâm đến các chương trình đầu tư để lấy thị thực cư trú.

Trên thực tế, nhu cầu đối với hộ chiếu thứ hai hay cư trú ở nước ngoài đã gia tăng dần đều từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Người giàu tìm đến các quốc gia khác không chỉ vì lý do chính trị mà còn vì muốn nghỉ hưu ở một nơi ấm áp hơn, rẻ hơn, hoặc gần gia đình ở nước ngoài.

Ngoài ra, nhiều nhân vật thuộc giới siêu giàu coi việc chỉ có quốc tịch ở một quốc gia là rủi ro về cả tài sản và cá nhân. Giống như việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, họ cũng đang tập trung đa dạng hoá danh mục hộ chiếu của bản thân và gia đình.

Thêm vào đó, viễn cảnh chính trị cũng đã đẩy nhanh các kế hoạch chuyển ra nước ngoài của giới siêu giàu. Như ông David Lesperance lưu ý, trong ba thập kỷ qua, khách hàng Mỹ chủ yếu di cư vì lý do thuế. Giờ đây, yếu tố chính được nhắc tới là chính trị và lo ngại về bạo lực. Một số người nói rằng họ không muốn sống ở một nước Mỹ dưới ảnh hưởng của phong trào MAGA. Những người khác lo lắng về khả năng bạo lực nếu ông Donald Trump thất cử, hoặc về kế hoạch đánh thuế lợi nhuận đối với những người có tài sản trên 100 triệu USD của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.

Địa điểm được giới nhà giàu Mỹ ưa chuộng nhất là châu Âu, điển hình là Bồ Đào Nha, Malta, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy và Antigua, theo Henley & Partners. Tuy nhiên, hàng loạt quy định và chi phí tại các điểm đến này đang dần thay đổi nhanh chóng.

screenshot-2024-11-04-at-111414.png
Thống kê các chương trình cư trú qua đầu tư của nhiều quốc gia trên thế giới

Tại Bồ Đào Nha, chính phủ đã tăng yêu cầu đầu tư tối thiểu và loại bỏ bất động sản dân cư khỏi danh mục đầu tư sau làn sóng người nước ngoài đổ về Algarve. Italy cũng đã tăng gấp đôi mức thuế cố định cho thu nhập ở nước ngoài của doanh nhân ngoại quốc lên 200.000 Euro.

Malta hiện vẫn là điểm đến phổ biến nhất để sở hữu hộ chiếu thứ hai đối với người Mỹ. Mặc dù chi phí cao, khoảng từ 1 triệu đến 1,2 triệu USD, nhưng chương trình đầu tư để nhập quốc tịch của Malta cho phép quyền công dân và tự do cư trú trong Liên minh châu Âu. Trong khi đó, Caribe đang trở thành lựa chọn của những người Mỹ muốn có hộ chiếu thứ hai với chi phí thấp hơn, với định hướng đầu tư vào Antigua và Barbuda để lấy quyền công dân.

Người Mỹ có tổ tiên từ Ireland, Italy và nhiều quốc gia khác cũng có thể xin quốc tịch theo dòng dõi, thường rẻ hơn so với chương trình đầu tư. Bồ Đào Nha còn có thị thực hưu trí, cho phép nhập cảnh và có cơ hội lấy quốc tịch. Nhưng hiện nay, với quá nhiều hồ sơ đăng ký, quy trình này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là hàng năm trời.

Xem thêm

Xu hướng sưu tầm hộ chiếu của giới tỷ phú Mỹ

Xu hướng sưu tầm hộ chiếu của giới tỷ phú Mỹ

Những người giàu có nước Mỹ đang chú trọng xây dựng “danh mục hộ chiếu” (passport porfolio), được xem như bộ sưu tập quốc tịch thứ hai, thậm chí thứ ba hoặc thứ tư như một biện pháp để phòng ngừa rủi ro…

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…