“Bầu” Thụy bất ngờ rời ghế Chủ tịch HĐQT khách sạn Kim Liên

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020, các cổ đông của CTCP Du lịch Kim Liên - đơn vị sở hữu khách sạn Kim Liên , đã thông qua việc miễn nhiệm chức Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị với ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy).
“Bầu” Thụy bất ngờ rời ghế Chủ tịch HĐQT khách sạn Kim Liên

Đồng thời, các cổ đông cũng thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT với ông Nguyễn Chí Kiên. Thay vị trí hai nhân sự này là ông Phan Mạnh Hùng (sinh năm 1978) và ông Trịnh Văn Thiệm (sinh năm 1978). Ông Thiệm sau đó được Hội đồng quản trị (HĐQT) bầu thay thế Bầu Thụy trở thành Chủ tịch.

Bên cạnh việc kiện toàn thành viên HĐQT, các cổ đông Du lịch Kim Liên đã thông qua tờ trình không thực hiện tăng vốn điều lệ theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường số 01/2020/NQ-ĐHĐCĐ năm 2020 để triển khai Dự án tổ hợp công trình thương mại dịch vụ, khách sạn, văn phòng và khách sạn căn hộ cho thuê tại khu đất số 5 - 7 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội với tỷ lệ biểu quyết thông qua đạt 92,89% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại Đại hội.

Trước đó, trong phiên họp cuối tháng 1, lãnh đạo công ty đã đề xuất tăng vốn điều lệ  từ 69,57 tỷ lên 2.786 tỷ đồng để thực hiện dự án. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi do Savills Việt Nam thực hiện, tổng chi phí dự án khoảng 616 triệu USD (14.287 tỷ đồng). Việc tăng vốn điều lệ lên gấp 40 lần là để đáp ứng quy định tổng vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư phải tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư dự án.

Tuy nhiên, nhiều cổ đông khi đó cho rằng nội dung và tổng mức đầu tư dự án theo đơn vị tư vấn là không có cơ sở để biểu quyết.  Dù không thông qua việc tăng vốn, các cổ đông vẫn đồng ý việc hợp tác đầu tư để triển khai dự án.

Theo đó, các cổ đông đã thông qua việc ủy quyền cho HĐQT công ty tìm kiếm và lựa chọn đối tác để triển khai nhưng không thành lập tổ chức kinh tế, đảm bảo lợi nhuận không thấp hơn lợi nhuận bình quân 4 năm gần nhất hoặc không thấp hơn 25% vốn điều lệ hiện tại.

Về hoạt động kinh doanh, năm 2019, Du lịch Kim Liên đạt lợi nhuận sau thuế 12,5 tỷ đồng, giúp công ty xóa lỗ lũy kế. Tuy nhiên, do lợi nhuận chưa phân phối chỉ còn 3,8 tỷ đồng, công ty quyết định sẽ không chỉ trả cổ tức và không thực hiện trích lập các quỹ mà để bổ sung năng lực tài chính.

Dự báo dịch Covid-19 tác động nặng nề đến ngành du lịch khách sạn, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu cho đến hết quý II, Du lịch Kim Liên xây dựng kế hoạch doanh thu hơn 62 tỷ đồng cho năm 2020, dự kiến lỗ trước thuế hơn 8 tỷ đồng.

Du lịch Kim Liên là doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư kể từ khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố thoái toàn bộ 52,4% vốn cổ phần thời điểm cuối năm 2015, bởi sở hữu quyền quản lý và sử dụng khu đất vàng khách sạn Kim Liên.

Tháng 12/2015, Tập đoàn Thaigroup của Bầu Thụy từng chi ra khoảng 1.000 tỷ đồng để sở hữu số cổ phần nói trên, tương đương mức giá 274.200 đồng/cp. Tiếp đó, tháng 4/2018, GPBank bán 1,9 triệu cổ phần với giá 305.053 đồng/cp.

Trong cơ cấu cổ đông của Du lịch Kim Liên, ngoài ThaiGroup của Bầu Thụy vẫn là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 52,43% vốn, một cổ đông khác cũng được chú ý là Công ty Tài chính Bưu điện (PTFinance) nắm 6,69%.

Được biết, đứng sau PTFinance là doanh nhân quyền lực Madame Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch BRG Group. Đầu năm 2018, SeABank của Madame Nga chi ra 710 tỷ đồng để sở hữu 100% vốn của PTFinance.

Do tỷ lệ nắm giữ gần như không có tiếng nói khi ThaiGroup và nhóm cổ được cho là thân thiết với Bầu Thụy đã nắm phần lớn cổ phần tại Du lịch Kim Liên, cuối năm 2019, PTFinance đã ngỏ ý muốn thoái phần vốn nắm giữ tại Du lịch Kim Liên, song kế hoạch này chưa thể thực hiện vì “không có nhà đầu tư nào quan tâm mua cổ phiếu".

Xem thêm

Cuộc phiêu lưu mới của “Bầu Thụy”

Cuộc phiêu lưu mới của “Bầu Thụy”

Những cú sa chân vào lĩnh vực bóng đá, chứng khoán, vận hạn với xi măng, sản xuất điện dường như đang khiến bầu Thuỵ nuôi máu phục thù. Đâu sẽ là lĩnh vực hái ra tiền với “ông bầu” này?

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...