Bị siết chặt nhưng tín dụng BĐS vẫn tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm

Vốn tín dụng rót vào lĩnh vực bất động sản trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng gần 15,7% so với cuối năm 2021, mức tăng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm.
Bị siết chặt nhưng tín dụng BĐS vẫn tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm

Theo báo cáo gửi Quốc hội của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, tăng trưởng tín dụng bất động sản luỹ kế từ đầu năm 2022 tính tới cuối tháng 8-2022 là gần 15,7% so với cuối năm 2021 và tăng thêm khoảng 3,7% so với 3 tháng trước đó. Với kết quả này, vốn tín dụng vào bất động sản chiếm hơn 20,9% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 0,26% so với hồi tháng 5-2022.

Về mục đích sử dụng, tín dụng bất động sản tập trung chủ yếu cho việc vay tự sử dụng với mức tăng hơn 20,1%, kinh doanh bất động sản với mức tăng 7,35%.

Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cũng sẽ được đưa vào kế hoạch thanh tra chuyên ngành, định kỳ hàng năm.

Bên cạnh đó, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng khi cấp vốn cho bất động sản phải tăng kiểm soát chất lượng tín dụng, thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo dòng vốn chảy đúng đích.

Theo NHNN các ngân hàng cũng cần hạn chế dòng vốn tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, các dự án bất động sản quy mô lớn. Đồng thời, đưa vốn vào các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại hiệu quả cao, các dự án vay vốn khả thi, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt.

Lĩnh vực chứng khoán cũng ghi nhận đà giảm. Cụ thể, tín dụng vào đầu tư, kinh doanh chứng khoản giảm trên 35% và chiếm 0,32% tổng dư nợ tín dụng hệ thống ngân hàng.

Theo thống kê, tổng tín dụng toàn ngân hàng đạt gần 11,6 triệu tỷ đồng tính tới cuối tháng 9/2022, tăng xấp xỉ 11% so với thời điểm cuối năm 2021, mức tăng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm và phù hợp diễn biến phục hồi kinh tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...