BIDV dự kiến tăng vốn điều lệ lên 57.000 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức

Sở hữu 81% vốn điều lệ BIDV, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến nhận thêm gần 520 triệu cổ phiếu sau đợt phát hành...

Trụ sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán: BID)
Trụ sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán: BID)

Ngày 11/10, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán: BID) đã thống nhất, phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức. Tỷ lệ chi trả khoảng 12%.

Nguồn vốn thực hiện lấy từ lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ 2021. Dự kiến sau khi chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của BIDV sẽ đạt hơn 57.000 tỷ đồng (tăng 12,7%).

Cụ thể, BIDV sẽ phát hành tối đa 641,9 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 6.419 tỷ đồng). Với hơn 5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, vốn điều lệ hiện tại của BIDV là hơn 50.585 tỷ đồng. Sau khi phát hành, tổng số cổ phiếu lưu hành là 5,7 tỷ cổ phiếu tương đương vốn điều lệ của BIDV đạt hơn 57.000 tỷ đồng.

Về phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, với mỗi 100 cổ phiếu đang sở hữu, cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách cổ đông của BIDV tại thời điểm chốt quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu phát hành sẽ nhận thêm 12 cổ phiếu (tương đương 12%). Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 4/2023.

Vốn điều lệ tăng thêm, BIDV dự kiến sẽ dùng toàn bộ phân bổ vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh với cơ cấu hợp lý, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn, tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông.

Về tình hình kinh doanh nửa đầu 2023, BIDV ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt 34.535 tỷ đồng, tăng 177 tỷ đồng so với cùng kỳ 2022.

Chi phí hoạt động ở mức 11.205 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gần 9.460 tỷ đồng, giảm 31,6%.

Kết thúc 6 tháng đầu năm, BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 13.870 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kế hoạch năm đề ra mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế dự kiến từ 10 -15% thì khả năng BIDV đạt được mục tiêu 2023 là rất khả quan.

Tại thời điểm 30/6, tổng nợ phải trả của BIDV ở mức 2.010.616 tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm, trong đó tỷ trọng lớn là từ việc huy động tiền gửi của khách hàng, chiếm 77% tổng nợ phải trả. Đáng lưu ý, các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Trung ương giảm chỉ còn 51.539 tỷ đồng, giảm 66% so với đầu kỳ.

Vốn chủ sở hữu ở mức 114.151 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm.

Tổng tài sản của BIDV đạt mốc 2.124.767 tỷ đồng, tăng hơn 4000 tỷ đồng kể từ đầu năm 2023.

12 10 23 bid.jpg
Thị giá cổ phiếu BID trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, BID kết thúc phiên giao dịch 12/10 ở mức 42.150 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ 0,36% so với phiên trước đó. Vốn hóa BIDV đạt 213.216 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...