BIDV: Tổng tài sản đạt trên 2 triệu tỷ đồng, dự kiến lợi nhuận năm 2023 tăng 10%-15%

Ngày 28/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán BID) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên…

Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như: Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng Quản trị năm 2022 và trọng tâm hoạt động năm 2023; Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022, kế hoạch kinh doanh năm 2023; Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Kiểm soát năm 2022 và trọng tâm công tác năm 2023; Bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2022-2027…

Lãnh đạo Ngân hàng BIDV cho biết, tính đến hết quý 1, dư nợ tín dụng đạt trên 1,57 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 5%; huy động vốn đạt trên 1,65 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 2,3%. tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 kiểm soát ở mức 0,96%; lợi nhuận trước thuế đạt trên 6,6 nghìn tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ.

Tổng tài sản của BIDV đến hết ngày 31/12/2022 đạt trên 2,08 triệu tỷ đồng, tăng 20,8% so với năm 2021. 

“Với kết quả này, BIDV hiện là ngân hàng thương mại đầu tiên vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam”, lãnh đạo BIDV nhận định.

Cũng theo ban lãnh đạo, huy động vốn của ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Đến 31/12/2022, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 1,95 triệu tỷ đồng; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,62 triệu tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm; chiếm 13,7% thị phần tiền gửi toàn ngành ngân hàng.

Dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV đến 31/12/2022 đạt trên 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2021; trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế, cá nhân đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 12,65% so với năm 2021, tuân thủ giới hạn tín dụng Ngân hàng Nhà nước giao (tối đa 12,7%), chiếm 12,6% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu về thị phần cho vay trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.

Chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được kiểm soát trong giới hạn với tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN đến 31/12/2022 kiểm soát ở mức 0,96%, hoàn thành kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao, đảm bảo mục tiêu định hướng của Ngân hàng Nhà nước (<1,6%); tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 226%.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm trước, đạt và vượt kế hoạch năm 2022 đề ra. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt trên 22,5 nghìn tỷ đồng, tăng 79,4% so với năm 2021, hoàn thành 112% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 23 nghìn tỷ đồng, tăng 69,8% so với năm 2021, hoàn thành 112% kế hoạch.

Vốn chủ sở hữu của BIDV đến 31/12/2022 đạt trên 96 nghìn tỷ đồng, tăng 19,5% so với năm 2021; thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước đối với năm 2022 là 6.044 tỷ đồng... Giá trị vốn hóa thị trường thời điểm 31/12/2022 đạt 195,3 nghìn tỷ đồng (~8,34 tỷ USD), tăng hơn 4% so với thời điểm 31/12/2021, đứng thứ 3 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

ROA và ROE lần lượt đạt 0,95% và 20,32%, cải thiện tích cực so với năm 2021 (0,63% và 12,98%). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) riêng ngân hàng đạt 8,92%, đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. 

Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) khối NHTM đạt 83,05%, đáp ứng quy định của NHNN (≤85%) tại Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ khả năng chi trả và các chỉ tiêu an toàn khác đáp ứng theo quy định và thông lệ quốc tế.

Cũng tại Đại hội, các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu dư nợ tín dụng tăng trưởng đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do Ngân hàng Nhà nước giao; huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng; đảm bảo an toàn, hiệu quả; lợi nhuận trước thuế tăng 10%-15% so với năm 2022, phù hợp với diễn biến thị trường, năng lực của BIDV và phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu dưới mức trần ≤ 1,4% theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

lợi nhuận
Diễn biến thị giá cổ phiếu BID thời gian qua.

Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu BIDV đang giao dịch ở mức 43.900 đồng/cổ phiếu, tại ngày 28/4/2023, tăng 55% so với mức đáy hồi tháng 11 năm ngoái. Thị giá vốn hóa trên thị trường đạt khoảng 22,575 tỷ đồng.

Xem thêm

FLC Faros tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường 2022

FLC Faros tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường 2022

Ngày 2/11, Đại hội đồng cổ đông của Công ty CP Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) đã bầu bổ sung các thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát mới trong nhiệm kỳ 2021 – 2026. Song lãnh đạo công ty vẫn bỏ ngỏ thời điểm cổ phiếu ROS có thể giao dịch trở lại...

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...