Bộ Giao thông vận tải khó giải ngân hết vốn đầu tư công được giao

Muốn giải ngân hết số vốn đầu tư công được giao, từ nay đến cuối năm, trung bình mỗi tháng Bộ Giao thông vận tải phải giải ngân khoảng 9.000 tỷ đồng, cao gấp khoảng 1,5 lần những tháng trước.
Bộ Giao thông vận tải khó giải ngân hết vốn đầu tư công được giao

Theo Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ đã giải ngân được hơn 35.600 tỷ đồng vốn đầu tư công, trong tổng số hơn 95.200 tỷ đồng kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, đạt khoảng 37,4% kế hoạch năm. Kết quả trên cao hơn mức trung bình chung cả nước.

Tuy nhiên, nếu muốn đạt mục tiêu giải ngân hết số vốn được giao, trong 6 tháng cuối năm, Bộ Giao thông vận tải vẫn cần giải ngân gần 59.600 tỷ đồng, tương đương tốc độ giải ngân trung bình là 9.000 tỷ đồng/tháng, cao gấp khoảng 1,5 lần mức trung bình ở những tháng trước.

Theo ông Bùi Quang Thái, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư, căn cứ kế hoạch các chủ đầu tư, ban Quản lý dự án đã đăng ký, trong quý 3/2023, sản lượng giải ngân của bộ ước gần 21.300 tỷ đồng. Riêng tháng 7 khoảng hơn 6.800 tỷ đồng. Khối lượng giải ngân năm 2023 tập trung chủ yếu ở các dự án cao tốc Bắc - Nam.

Tuy dư địa để giải ngân còn nhiều, nhưng tốc độ giải ngân vẫn còn chậm. Như đối với dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, số vốn giải phóng mặt bằng giao năm 2023 lên đến khoảng hơn 14.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 6/2023, giá trị giải ngân mới được gần 5.200 tỷ đồng, đạt khoảng 30% giá trị.

vốn đầu tư công

Tương tự, giá trị giải ngân xây lắp cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 trong năm 2023 là hơn 29.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vướng mắc mặt bằng và vật liệu khiến sản lượng thực hiện các dự án thành phần mới đạt hơn 3.600 tỷ đồng (tính đến giữa tháng 6/2023), đạt gần 4% giá trị hợp đồng.

Do đó, nguy cơ Bộ Giao thông vận tải không đạt được mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công được giao là hiện hữu. 

Hiện, Bộ đang đốc thúc các ban Quản lý dự án đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục hoàn công, thanh quyết toán ở các dự án đã hoàn thành (đoạn Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây), Vụ Kế hoạch - Đầu tư cũng đề nghị các chủ đầu tư/ban Quản lý dự án chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án thành phần khác như: QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Cầu Mỹ Thuận 2, Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo”, đại diện Vụ Kế hoạch – Đầu tư nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…