Bộ Tài chính yêu cầu báo cáo việc áp dụng lại lô 10 cổ phiếu trên HoSE

Bộ Tài chính yêu cầu UBCKNN chỉ đạo các công ty chứng khoán đảm bảo việc kết nối ổn định, thông suốt với hệ thống giao dịch mới của HoSE.
Bộ Tài chính yêu cầu báo cáo việc áp dụng lại lô 10 cổ phiếu trên HoSE

Bộ Tài chính có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc rà soát các biện pháp chống nghẽn lệnh đã áp dụng. Kể từ ngày 5/7, sau khi hệ thống giao dịch chứng khoán do FPT cung cấp cho Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đi vào vận hành, hiện tượng nghẽn lệnh giao dịch cơ bản đã được khắc phục,.

Để tiếp tục tăng cường vai trò quản lý, điều hành thị trường chứng khoán, Bộ yêu cầu UBCKNN chỉ đạo các công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty có thị phần môi giới lớn báo cáo về hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin của mình, đảm bảo việc kết nối ổn định, thông suốt với hệ thống giao dịch mới của HoSE.

Bên cạnh đó, UBCKNN cần rà soát đảm bảo khả năng vận hành của hệ thống giao dịch mới, trong thời gian sớm nhất có thông báo chính thức cho phép HoSE tiếp nhận trở lại các hồ sơ đăng ký niêm yết mới. Đồng thời, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển niêm yết từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang HoSE, đặc biệt là các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong thời gian nghẽn lệnh. Cùng với đó, khẩn trương báo cáo việc áp dụng lô tối thiểu 10 cổ phiếu như trước đây để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Do lãi suất tiền gửi xuống mức thấp và giãn cách xã hội thu hút nhiều nhà đầu tư lần đầu tham gia thị trường chứng khoán (F0) khiến số lượng lệnh tham gia vào thị trường vượt qua con số nói trên và gây nghẽn lệnh từ cuối năm 2020. Trước tình trạng này, HoSE đã đưa ra một số giải pháp tạm thời như nâng lô giao dịch tối thiểu từ 10 cổ phiếu lên 100 cổ phiếu, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển niêm yết sang HNX, không niêm yết các cổ phiếu mới hạn chế sửa, hủy lệnh...Trong đó, giải pháp nâng lô được áp dụng từ 4/1/2021.

Khi hệ thống mới đi vào hoạt động hôm 5/7, tình trạng nghẽn lệnh đã được khắc phục ngoại trừ một số sự cố lỗi hiển thị bảng giá trong những phiên đầu tiên. Tuy nhiên, các chỉ số lại diễn biến tiêu cực. VN-Index đã có 3 tuần điều chỉnh liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch 26/7, VN-Index đứng ở mức 1.272,71 điểm, tương ứng giảm 10,4% so với trước khi chuyển đổi hệ thống. Thanh khoản riêng sàn HoSE cũng giảm so với trước thời điểm vận hành hệ thống giao dịch mới. Giá trị khớp lệnh bình quân từ phiên 5/7 đến 26/7 đạt 19.044 tỷ đồng/phiên, giảm 7,4% so với 16 phiên liên trước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...