Hiện, VPCP đang xây dựng Đề án giải pháp tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, VPCP sẽ xây dựng, phát triển Trục liên thông văn bản quốc gia theo công nghệ tiên tiến của thế giới làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu…, trước hết phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.
VPCP cũng đã ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Hiện đang phối hợp với 5 bộ, địa phương (trong đó có Bộ TT&TT) thử nghiệm trong phòng lap giải pháp kết nối, liên thông gửi nhận văn bản, điện tử…
Theo Bộ trưởng Dũng, khung kiến trúc tổng thể này rất quan trọng, nó không chỉ đơn giản là việc nâng cấp Khung kiến trúc 1.0 thành 2.0. Kết nối - chia sẻ, kinh tế số là mục tiêu chúng ta cần hướng tới chứ không đơn thuần chỉ là việc gửi, nhận văn bản.
Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho rằng, quan điểm của Việt Na về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số là ‘nghĩ lớn, hành động nhanh, bắt đầu từ cái nhỏ nhất. Như vậy, trước hết cần xây dựng Khung kiến trúc tổng thể quốc gia Chính phủ điện tử Việt Nam phù hợp với lộ trình triển khai”.
"Hiện nay chúng ta đang tập trung vào làm các dự án thành phần mà sao lãng đi việc xây dựng một Khung kiến trúc tổng thể", ông Dũng đánh giá.
Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết VPCP và Bộ TT&TT được Thủ tướng giao là hạt nhân thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử, do đó, hai cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa.
Theo quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT, trước hết, 2 cơ quan cần thống nhất về định nghĩa chính xác của Khung kiến trúc tổng thể quốc gia về Chính phủ điện tử, qua đó làm cơ sở xây dựng Khung. Hàng tháng, 2 cơ quan sẽ họp giao ban dưới sự chủ trì của 2 Bộ trưởng để đánh giá những công việc đã triển khai và cùng nhau giải quyết những vướng mắc.
Ngoải ra, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho ý kiến về cơ cấu tổ chức của Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử và nhóm công tác. Theo đó, Tổ công tác có 4 nhóm: nhóm Nguồn lực và bảo đảm thực thi; nhóm Thể chế và cải cách hành chính; nhóm giải pháp công nghệ và an toàn, an ninh thông tin; nhóm Truyền thông. |