Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời việc không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV sáng 5/6, nhiều ĐBQH đã truy trách nhiệm về việc dự án Cát Linh – Hà Đông đội vốn và vì sao 2 Bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời việc không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông

Tại phiên chất vấn sáng nay, ĐBQH Bùi Văn Xuyền Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đặt câu hỏi: “Dự án Cát Linh – Hà Đông do Bộ GTVT làm chủ đầu tư được phê duyệt từ năm 2009 vốn ban đầu là 8.700 tỷ năm 2016 được điều chỉnh nâng lên 18.000 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành vận hành vào năm 2013 nhưng đến nay dự án Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa đưa vào vận hành thương mại, lý do gì mà đã chạy thử rồi, thi công đã hoàn thành tại sao chưa vận hành thường mại? Ngoài ra, có xem xét trách nhiệm của những người liên quan tới việc đội vốn hay không?

Trả lời các câu hỏi chất vấn về dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đội vốn và trách nhiệm của những người liên quan tới việc đội vốn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng: Trong 3 dự án ĐBQH Cầu phản ánh thì có 2 dự án do địa phương quản lý. Chúng tôi nêu 1 số dự án mang tính chất vượt tổng mức đầu tư số lượng lớn, còn những dự án mấy trục tỷ hoặc 200 tỷ đã được nêu trong báo cáo. Tất cả các cơ quan có Bộ GTVT làm chủ đầu tư đều phải có trách nhiệm căn cứ vào kết luận Kiểm toán đề rà soát xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vì chủ quan mà vi phạm, tôi xin tiếp thu ý kiến này.

Về dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM, Bộ trưởng Thể trả lời: “Chúng tôi có đánh giá tư vấn trong nước, Ban quản lý dự án có yếu kém và Tổng thầu cũng có vấn đề. Tôi xin báo cáo rằng, những dự án đường sắt khi chúng ta lập chưa có chủ trương xin vốn, do đó chúng ta chỉ huy động doanh nghiệp trong nước lập.

Về các dự ánBOT giao thông, ĐBQH Bùi Văn Phương Đoàn ĐBQH Ninh Bình nêu: Từ số liệu kiểm toán, sau kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán Nhà nước giảm 222 năm thu phí của 61 dự án này. Trước đó, 2 Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ GTVT với nhiều lập luận cho rằng, Kiểm toán Nhà nước không được kiểm toán các dự án BOT giao thông vì đây là các dự án của nhà đầu tư tư nhân.

Vì sao 2 Bộ không muốn kiểm toán các dự án BOT giao thông? Nếu Kiểm toán Nhà nước không kiên quyết thì dân có phải trả tiền oan cho 222 năm của 61 dự án này không và có lợi ích nhóm ở đây hay không?. ĐBQH Phương đặt câu hỏi.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thểkhẳng định: Chúng tôi trân trọng sự hỗ trợ của Kiểm toán Nhà nước. Ngay từ khi dự án BOT triển khai, Bộ GTVT đã mời kiểm toán, chủ doanh nghiệp BOT cũng trực tiếp mời kiểm toán vào cuộc để kiểm toán. Thậm chí, mời cả công an chứ không phải như thông tin nói rằng Bộ GTVT không đồng ý kiểm toán dự án. Gần như 100% dự án BOT được kiểm toán.

Về việc Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm 222 năm thu phí tại các dự án BOT, ông Thể cho biết đã từng giải trình với Quốc hội ở kỳ họp trước. Nói rõ thêm, ông cho hay, theo quy định pháp luật, ở giai đoạn dự án được phê duyệt thì cơ quan quản lý sẽ ký hợp đồng nguyên tắc với nhà đầu tư. Nhà đầu tư triển khai xong dự án mới quyết toán và căn cứ vào khối lượng quyết toán thực tế sẽ điều chỉnh hợp đồng. "Hợp đồng cuối cùng mới là hợp đồng cho thu phí", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Vì thế, nếu Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào hợp đồng phê duyệt thì sau này công tác giải phóng mặt bằng, khối lượng phát sinh sẽ không đúng thực tế. "Kiến nghị giảm 222 năm đúng, nhưng đúng với dự án được duyệt, còn số liệu thực tế quyết toán giảm, chứ không phải như số liệu của Kiểm toán", ông Thể giải thích thêm.

Chưa đồng ý với câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể,  ĐBQH Bùi Văn Phương giơ thẻ xin tiếp tục chất vấn câu trả lời của Bộ trưởng Thể là không chính xác “vì tôi đang ngồi cạnh đồng chí Tổng Kiểm toán Nhà nước”.

ĐBQH Phương cho rằng, Bộ GTVT chỉ mời Kiểm toán Nhà nước vào 3 dự án là hầm đèo Cả, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Trước những vấn đề ĐBQH Phương nêu, Bộ trưởng  Nguyễn Văn Thể Khẳng định: Trong quá trình làm dự án, chúng tôi đã chỉ đạo các nhà đầu tư mời Kiểm toán Nhà nước vào ngày từ đầu. Chúng tôi chỉ đạo, chứ không phải chủ đầu tư chủ động mời vào đâu.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...