Cách mạng 4.0 ở Myanmar là câu chuyện của những chiếc smartphone?

Myanmar gần như đã bị các cuộc cách mạng công nghiệp trước bỏ qua và giờ đây họ đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong vị thế của 1 nền kinh tế lạc hậu.
Cách mạng 4.0 ở Myanmar là câu chuyện của những chiếc smartphone?

Nếu các quốc gia phát triển hơn quan tâm đến những thứ như AI, IoT hay Big Data, ở Myanmar câu chuyện CMCN 4.0 chỉ xoay quanh chiếc điện thoại di động. 5 năm trc giá của 1 chiếc điện thoại di động ở đây là 1.500 USD, giờ đã giảm xuống 1,5 USD. Tỷ lệ dân số được có thể truy cập Internet cũng đã nhảy vọt.

Sự thay đổi trong hành vi của con người và sự xuất hiện của internet, của ứng dụng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ ở đất nước mà phần lớn người dân vẫn là nông dân, nhiều con đường vẫn chưa được trải nhựa và thậm chí điện còn là thứ xa xỉ. 

Mới cách đây 6 năm, khi Myanmar kết thúc nhiều thập kỷ bị cô lập và đóng cửa với thế giới, điện thoại di động là thứ chỉ dành cho người giàu. Trên thế giới chỉ có Triều Tiên là nước có số lượng điện thoại di động ít hơn Myanmar. Giờ đây làn sóng đầu tư nước ngoài tràn đến nhờ chính sách mở cửa của Myanmar đã giúp hầu hết mọi người dân ở quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á được kết nối.

Bước ngoặt đến vào năm 2013, khi Chính phủ Myanmar chấm dứt chế độ độc quyền nhà nước về dịch vụ điện thoại và chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, đi kèm với yêu cầu buộc các nhà đầu tư phải cam kết sẽ phủ sóng cả những vùng xa xôi nhất chứ không phải chỉ ở những thành phố là nơi dễ kiếm tiền hơn nhờ dân cư đông đúc.

Ngay sau đó, năm 2014, Telenor của Na Uy và Ooredoo của Qatar bắt đầu chi hàng tỷ USD để phủ sóng cả 1 vùng rộng lớn gồm cả những ngọn núi cao và vùng trũng thường bị ngập lụt mỗi khi mùa mưa tới. Nhà mạng KDDI và tập đoàn Sumitomo (đều của Nhật Bản) liên doanh với tập đoàn viễn thông nhà nước Myanmar để đầu tư thêm 2 tỷ USD. Giờ đây ở Myanmar có hàng nghìn trạm phát sóng mọc lên cả ở giữa các cánh rừng già hay những cánh đồng lúa ở vùng nông thôn xa xôi.

Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á ADB, trong năm 2015 số người đăng ký mới sử dụng dịch vụ di động ở Myanmar nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ. Khoảng 90% trong số 54 triệu dân có thể tiếp cận điện thoại di động có dịch vụ Internet. 60% sử dụng Facebook hoặc mạng xã hội khác để đọc tin tức. Ở thành phố lớn nhất là Yangon, giờ bạn có thể sử dụng dịch vụ đi chung xe Uber hay Grab.

Tại Hội nghị Diễn đàn kinh tế Thế giới về ASEAN, Cố vấn nhà nước Myanmar Daw Aung San Suu Kyi đã chia sẻ những điều đáng suy ngẫm về cơ hội đối với Myanmar – đất nước mới chỉ mở cửa nền kinh tế cách đây không lâu và vẫn còn rất lạc hậu.

Bà Kyi cho rằng, "Myanmar gần như đã bị các cuộc cách mạng công nghiệp trước bỏ qua và giờ đây chúng tôi sẽ bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Những người đi sau thì phải nhảy vọt, thậm chí là cần đến 1 bước nhảy lượng tử có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia vẫn còn lạc hậu như Myanmar", bà Suu Kyi chia sẻ một cách đầy quyết tâm.

Sự ảnh hưởng của cách mạng 4.0 đến những quốc gia khác và thậm chí là toàn thế giới đã vượt ra khỏi những quy định và quan điểm thông thường khi mở ra một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực công nghệ, ứng dụng công nghệ hay những thế hệ công nghệ mới trong tương lai. Trong khi các quốc gia khác gần như tiệm cận, gần như chạm đến những thành tựu đầu tiên và cơ bản nhất của thời đại 4.0 thì Myanmar vẫn đang gần như tiến đến điều này. 

Nhưng bà Suu Kyi vẫn rất lạc quan và tin tưởng rằng nhân tố quan trọng nhất của cách mạng 4.0 chính là con người."Chúng tôi tin rằng người dân có thể xử lý các thách thức, từ đó dẫn đến một nhân tố quan trọng của 4.0 là con người. Chủ tịch WEF, ngài Swab đã nói rằng chúng ta không thể đánh mất cái quan trọng nhất là sự sáng tạo. Myanmar tiến lên cách mạng 4.0 bằng tiềm năng sáng tạo của con người, đặc biệt là thanh niên".

Bà bổ sung thêm rằng cách mạng 4.0 cũng đã nhắc nhiều đến thanh niên nhưng thực ra là tất cả mọi người, phải kết nối mọi vùng, mọi độ tuổi. Tất cả mọi ng phải làm việc với nhau vì toàn bộ nhân loại chứ không phải vùng cụ thể nào. "Cách tiếp cận của chúng tôi là đầu tư càng nhiều càng tốt vào con người, cung cấp giáo dục, chúng tôi mở ra cơ hội cho tất cả mọi người vì mỗi người dân đều có vai trò trong việc biến cách mạng 4.0 thành lợi ích cho con người".

"Các quốc gia Asean phần lớn đều phụ thuộc vào lao động kỹ năng thấp để thu hút đầu tư nước ngoài nhưng giờ là lúc phải thay đổi, sẵn sàng với các kỹ năng mới. Hệ thống giáo dục của các quốc gia là vô cùng quan trọng trong việc đối mặt với các thách thức thời đại".

"Giáo dục không được nhắc đến nhiều tại diễn đàn lần này nhưng chúng ta cần phải chuyển đổi kỹ năng thực tế thay vì các thứ hàn lâm. Ở Myanmar, nơi cần lấp đầy khoảng cách với các quốc gia phát triển chúng tôi phải tập trung vào khía cạnh thực tế của giáo dục. Từ 50 -75% triển khai các công nghệ mới bị thất bại vì bỏ qua yếu tố con người".

"Ở Myanmar chúng tôi có sức mạnh của sự sáng tạo của thanh niên. Hệ thống giáo dục trong vài thập kỷ vừa qua k đủ mạnh nhưng chúng tôi nhận thức đc rằng tiềm năng của thanh niên là rất mạnh mẽ. Mặc dù được đầu tư ít nhưng năng lực nghiên cứu của thanh niên Myanmar rất đáng ngạc nhiên và hi vọng rằng trong vài năm tới chúng tôi sẽ có thể khẳng định với thế giới bằng những ví dụ cụ thể", bà nói.

>> Hội nghị WEF ASEAN 2018: Thủ tướng đối thoại với các tập đoàn toàn cầu

Có thể bạn quan tâm