Cần 34.000 tỷ đồng quy hoạch cảng cạn

Dự kiến đến 2025, tổng mức đầu tư để phát triển cảng cạn là 13.600 tỷ đồng, đến năm 2030 ước tính là 24.360 tỷ đồng và đến năm 2050 có thể lên tới 33.808 tỷ đồng.
Cần 34.000 tỷ đồng quy hoạch cảng cạn

Thông tin trên được nêu ra trong Dự thảo Báo cáo cuối kỳ “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đang được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lấy ý kiến.

Theo dự thảo, hiện cả nước đang khai thác 10 cảng cạn, 6 cảng thông quan nội địa (ICD) đang hoạt động thuộc các vị trí được quy hoạch cảng cạn, nhưng các chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi thành cảng cạn theo quy định.

Trong đó, khu vực phía Bắc có 9 cảng cạn gồm: Hải Linh, Móng Cái, Tân Cảng Đình Vũ, Đình Vũ - Quảng Bình, Hoàng Thành, Tân cảng Hà Nam, Tân cảng Quế Võ, Phúc Lộc, Long Biên; 5 ICD gồm: Tiên Sơn, Thụy Vân, Lào Cai, Mỹ Đình, Hải Dương.

Khu vực miền Nam có một cảng cạn duy nhất là Tân cảng Nhơn Trạch và 9 ICD gồm: Phước Long, Transimex, Sotrans, Tây Nam (Tanamexco), Phúc Long, Tân Cảng Long Bình, Sóng Thần, Biên Hòa, TBS - Tân Vạn. Tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các cảng cạn và ICD đang hoạt động hiện nay khoảng 4,2 triệu TEU/năm (1 TEU tương đương 1 container 20 feet).

Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,  việc triển khai lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn - ICD sẽ được phân bổ tập trung trên 5 hàng lang và khu vực kinh tế trong tổng số 15 hành lang và khu vực kinh tế có quy hoạch cảng cạn.

Tổng mức đầu tư xây dựng cảng cạn dự kiến đến năm 2025 là 13.600 tỷ đồng, đến năm 2030 là 24.360 tỷ đồng, đến giai đoạn năm 2050 là 33.808 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dự thảo cũng đề xuất áp dụng đầu tư phát triển cảng cạn theo theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với các cảng cạn có quy mô lớn theo hướng Nhà nước tạo điều kiện về quỹ đất, đầu tư kết nối đường sắt với cảng cạn, hoàn chỉnh môi trường pháp lý, ban hành cơ chế, chính sách phát triển cảng cạn và tư nhân đầu tư hạ tầng, thiết bị khai thác cảng cạn.

Mục tiêu của quy hoạch đến năm 2025: Phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng 20 - 30% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu, với tổng công suất khoảng 6 - 8,7 triệu Teu/năm.

Trong đó, miền Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 2,2 - 3,0 triệu TEU/năm; miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 0,24 - 0,37 triệu TEU/năm; miền Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 3,5 - 5,3 triệu TEU/năm.

Đến năm 2030, phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng 25 - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với tổng công suất khoảng 11,6 - 15,7 triệu TEU/năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…