Cân nhắc cắt giảm điều kiện kinh doanh thương mại điện tử

Bộ Công Thương đang cân nhắc cắt giảm khoảng 464-612 điều kiện kinh doanh trong các ngành thương mại điện tử, thực phẩm, điện, xăng dầu… để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, bảo vệ quyền lợi
Cân nhắc cắt giảm điều kiện kinh doanh thương mại điện tử

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, việc rà soát được quyết định thực hiện trên tinh thần xem xét, đánh giá, giải trình việc chỉ giữ lại những điều kiện kinh doanh thực sự cần thiết, trong đó hạn chế tối đa các điều kiện mang tính chất rào cản gia nhập thị trường.

Cụ thể, chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước từ nặng về tiền kiểm để chuyển dần sang hậu kiểm trong xây dựng, thực hiện các điều kiện kinh doanh; việc xây dựng, thực hiện điều kiện đầu tư kinh doanh phải tính đến các điều kiện gia nhập thị trường theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Phương án đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực phải được đánh giá, xem xét thận trọng về tính khả thi, các điều kiện nguồn lực của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, xem xét khả năng phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương trong quản lý, thực hiện…

Theo tổ công tác, tính đến ngày 12/9/2017, tổng số điều kiện kinh doanh trước rà soát là 1216 trên 27 ngành, nghề (chưa tính ngành, nghề sản xuất, nhập khẩu ôtô là ngành nghề thứ 28).

"Số điều kiện kinh doanh bị cắt giảm tương đương với khoảng 38,15% - 50,3% tổng các điều kiện kinh doanh.

Về tổng số điều kiện đề xuất cắt giảm, tổ công tác đề xuất 2 phương án. Trong đó phương án 1 đề xuất cắt giảm 464 điều kiện, tương đương với 38,15% tổng số các điều kiện kinh doanh.

Phương án 2, mức cắt giảm lên đến 612 điều kiện kinh doanh, tương đương với mức cắt giảm 50,3% tổng số 17 ngành nghề.

Một số ngành, nghề kinh doanh đề xuất cắt giảm gồm thương mại điện tử, giám định thương mại, đa cấp, điện, xăng dầu, khí, hóa chất, rượu; thuốc lá; nhượng quyền thương mại; logistic; tiền chất công nghiệp…

Như vậy, sau khi cắt giảm, tổng số điều kiện còn lại là 752, nếu áp dụng theo phương án 1 và 604 điều kiện, nếu áp dụng phương án 2.

Trên cơ sở đánh giá tính khả thi cũng như điều kiện thực tế tại Việt Nam, các đơn vị thống nhất sẽ song song thực hiện cả hai phương án, trên cơ sở: điều kiện nào có thể cắt giảm ngay, điều kiện nào không còn phù hợp và bị coi là rào cản thì cần cắt bỏ ngay. Điều kiện nào đã là quy chuẩn và theo thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế thì cần tiếp tục nghiên cứu rà soát để đề ra lộ trình cắt giảm cụ thể, đồng thời cần ban hành kế hoạch hành động và giám sát cụ thể đối với quá trình thực hiện.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ là công việc trọng tâm của quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo.

Hạn chót ngày 21/9 tới, các đơn vị sẽ có báo cáo kết quả cụ thể trình Bộ trưởng Trần Tuấn Anh xem xét quyết định.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...