Cao su Việt Nam (GVR) lên kế hoạch lãi hơn 3.400 tỷ đồng trong năm 2024, dự kiến thoái vốn tại 8 đơn vị thành viên

Về kế hoạch tái cơ cấu đến hết năm 2025, Cao su Việt Nam dự kiến chuyển nhượng vốn đối với 1 đơn vị do tập đoàn nắm cổ phần chi phối và 7 đơn vị khác mà tập đoàn không nắm cổ phần chi phối…

Cao su Việt Nam (GVR) lên kế hoạch lãi hơn 3.400 tỷ đồng trong năm 2024, dự kiến thoái vốn tại 8 đơn vị thành viên
Cao su Việt Nam (GVR) lên kế hoạch lãi hơn 3.400 tỷ đồng trong năm 2024, dự kiến thoái vốn tại 8 đơn vị thành viên

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán: GVR) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 với nhiều nội dung đáng chú ý.

Cụ thể, trong năm 2024, Cao su Việt Nam lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu đạt 24.999 tỷ đồng doanh thu và 3.437 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 13% và 2% so với kết quả thực hiện năm 2023.

Bên cạnh đó, công ty cũng trình cổ đông đề án tái cơ cấu đến năm 2025. Trong đó, năm 2025, Cao su Việt Nam đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn là 28.575 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 5%, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt mức 5.051 tỷ đồng.

Luỹ kế giai đoạn 2021 – 2025, tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 135.000 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất giai đoạn ước đạt 25.075 tỷ đồng.

Số lao động bình quân hàng năm toàn tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025 là 82.848 người/năm, đến năm 2025 dự kiến đạt 87.070 người và thu nhập bình quân khoảng 101 triệu đồng/người/năm.

Về định hướng, quy mô ngành nghề kinh doanh chính đến hết năm 2025, Cao su Việt Nam dự kiến sẽ trồng, chăm sóc, khai thác và kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su với diện tích khoảng 360.000 - 370.000 ha (trong nước khoảng 245.000 - 255.000 ha, nước ngoài khoảng 115.000ha), sản lượng mủ cao su khai thác khoảng 400.000 tấn, sản lượng tiêu thụ khoảng 500.000 tấn (bao gồm cao su gia công, thu mua), sản lượng gỗ cao su nguyên liệu khoảng 1,5 triệu m3 gỗ.

Cùng với đó, công ty cũng đầu tư, mở rộng, cải tạo nâng công suất các nhà máy chế biến gỗ theo hướng phát triển các loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản xuất các sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường với sản lượng khoảng 1,5 triệu m3 các loại.

Về kế hoạch tái cơ cấu, Cao su Việt Nam dự kiến sẽ chuyển nhượng vốn đối với đơn vị do tập đoàn nắm cổ phần chi phối là Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su và 7 đơn vị khác mà tập đoàn không nắm cổ phần chi phối gồm: Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cổ phần Du lịch quốc tế Vũng Tàu, Công ty Cổ phần EVN Quốc tế; Công ty Cổ phần Điện Việt Lào; Công ty Cổ phần Tổng công ty Xây dựng và Thủy lợi 4; Công ty Cổ phần BOT Quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG.

Tập đoàn sẽ xem xét đầu tư thêm vốn để nắm giữ quyền chi phối tại Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành và thực hiện giải thể Xí nghiệp Liên doanh Visorutex khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Cao su Việt Nam cũng dự kiến chuyển đổi 4 đơn vị gồm Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, Tạp chí Cao su Việt Nam, Trung tâm Y tế Cao su, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

anh-chup-man-hinh-2024-03-10-luc-142743-4190.png
Thị giá cổ phiếu GVR trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 8/3, thị giá cổ phiếu GVR hiện ghi nhận ở mức 29.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của tập đoàn cao su này trên thị trường ước đạt khoảng 116.000 tỷ đồng.

Xem thêm

Chứng khoán Mỹ trượt khỏi mốc cao kỷ lục

Chứng khoán Mỹ trượt khỏi mốc cao kỷ lục

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đóng cửa giảm điểm vào 8/3 sau khi chạm mức cao kỷ lục trong phiên, với cổ phiếu chip đảo chiều và báo cáo về thị trường lao động cho thấy có nhiều việc làm mới hơn so với dự kiến cùng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...