Cáp quang biển AAG tiếp tục gặp sự cố

Chỉ 2 ngày sau khi sửa xong lỗi xảy ra từ tháng 6, tuyến cáp quang biển AAG lại tiếp tục gặp sự cố khác, khiến tốc độ kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng.

Cuối tháng 6 vừa qua, tuyến cáp quang biển AAG (Asia - America Gateway) đã gặp sự cố trên nhánh S1H, vị trí lỗi cách bờ biển Vũng Tàu của Việt Nam khoảng 102 km, gây ảnh hưởng đến kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.

Tuy nhiên đến ngày 2/7, đơn vị vận hành AAG mới bắt đầu sửa chữa và dự kiến hoàn thành vào ngày 7/7. Trong quá trình sửa chữa, một lỗi khác lại được phát hiện, khiến cho quá trình sửa chữa kéo dài đến tận ngày 17/7.

Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau khi hoàn tất sửa chữa, tuyến cáp quang AAG lại tiếp tục gặp sự cố. Lỗi lần này cũng xuất hiện trên nhánh S1H và tiếp tục làm ảnh hưởng đến tốc độ mạng Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Đây là lần thứ 3, tuyến cáp quang AAG gặp sự cố trong năm nay.

AAG là một trong những hệ thống cáp ngầm xuyên đại dương lớn nhất thế giới, với độ dài hơn 20.000km, kết nối Đông Nam Á với nước Mỹ, thông qua Thái Bình Dương, được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009. AAG được nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng tại Việt Nam sử dụng như VNPT, Viettel, FPT...

Sự cố khiến cho việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của người dùng trong nước, như lướt web (với các trang web đặt máy chủ ở nước ngoài, chủ yếu tại Mỹ), dịch vụ email, gọi điện Internet ra quốc tế… bị ảnh hưởng do lưu lượng chuyển sang sử dụng các hướng dự phòng khác và nhiều khả năng bị nghẽn do các hướng dự phòng không đủ sức đáp ứng. Tuy nhiên sự cố chỉ xảy ra với các liên lạc ở quốc tế, với các dịch vụ, trang web đặt máy chủ trong nước… không bị ảnh hưởng bởi sự cố này.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân đứt cáp quang biển khá đa dạng, nhưng chủ yếu do sợi cáp nằm ở vị trí có nhiều tàu bè thả neo đậu hoặc khi di chuyển quên kéo neo lên. Hậu quả là những chiếc neo này khi di chuyển vô tình mắc vào sợi cáp làm đứt. Đôi khi sự cố cáp quang liên quan đến nguồn điện hoặc đơn giản đơn vị vận hành tiến hành bảo trì… cũng sẽ làm ảnh hưởng đến lưu lượng truyền tải của cáp quang.

Hồi đầu tháng 6 vừa qua, 2 tuyến cáp quang khác là APG (Asia Pacific Gateway) và AAE-1 (Asia Africa Europe-1) cũng đã gặp sự cố, làm ảnh hưởng đến tốc độ kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.

Hiện có 5 tuyến cáp quang biển để kết nối Việt Nam đi quốc tế, bao gồm AAG (châu Á - Mỹ); APG (châu Á Thái Bình Dương); SMW-3 (Đông Nam Á - Trung Đông - Tây Âu); IA (Liên Á) và AAE-1 (châu Á - châu Phi - châu Âu). Ngoài ra, còn một tuyến cáp quang với quy mô nhỏ hơn, đó là TVH, có chiều dài chỉ 3.367 km, nối Thái Lan, Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc).

Xem thêm

Cáp quang AAG tiếp tục gặp sự cố

Cáp quang AAG tiếp tục gặp sự cố

Tuyến cáp quang AAG lại tiếp tục gặp sự cố khiến chất lượng truy cập internet từ Việt Nam hướng ra quốc tế bị giảm, tốc độ truy cập internet trở nên chậm hơn so với bình thường.
Ngày 17/4 sẽ bắt đầu sửa cáp quang biển quốc tế AAG

Ngày 17/4 sẽ bắt đầu sửa cáp quang biển quốc tế AAG

Theo tin từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước, sự cố xảy ra trên tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) vào ngày 2/4/2020 dự kiến sẽ được đối tác quốc tế tiến hành sửa chữa từ ngày 17/4 đến 21/4/2020.

Có thể bạn quan tâm

VNPT UNI: Giải pháp toàn diện quản lý đại học số

VNPT UNI: Giải pháp toàn diện quản lý đại học số

VNPT UNI hoạt động trên đa nền tảng như web, app di động nên rất thuận tiện khi sử dụng. Hệ thống còn được xây dựng theo kiến trúc microservice, đảm bảo khả năng mở rộng tối đa, hoạt động an toàn và ổn định với khả năng truy cập liên tục 24/7...

VNPT ILIS- Quản lý đất đai dựa trên công nghệ số

VNPT cung cấp giải pháp gỡ khó toàn diện trong quản lý đất đai

Luật Đất đai vừa có hiệu lực từ 1/8 đã dành hẳn một chương quy định về hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai với tinh thần hệ thống phải được thiết kế tổng thể, tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên cả nước...