“Cậu ấm, cô chiêu” nhà đại gia Đỗ Minh Phú trở thành lãnh đạo cấp cao của DOJI

DOJI vừa bổ nhiệm hai người con của ông Đỗ Minh Phú là ông Đỗ Minh Đức và bà Đỗ Vũ Phương Anh giữ vị trí Phó Chủ tịch thường trực và Tổng Giám đốc…

Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý DOJI
Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý DOJI

Mới đây, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý DOJI vừa thông báo đã bổ nhiệm hàng loạt nhân sự cấp cao. Theo đó, Hội đồng quản trị DOJI đã bổ nhiệm ông Đỗ Minh Đức vào vị trí Phó Chủ tịch thường trực tập đoàn và bổ nhiệm bà Đỗ Vũ Phương Anh vào vị trí Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, trở thành người đại diện pháp luật của Doji.

Cả hai đều là con của ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập của DOJI. Ngoài vị trí tại DOJI, ông Phú cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank).

bà phương.jpeg
Bà Đỗ Vũ Phương Anh

Theo tìm hiểu, bà Đỗ Vũ Phương Anh, sinh năm 1980, tốt nghiệp khoa Tài chính Ngân hàng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và có bằng MBA của Đại học Hawaii (Mỹ). Ái nữ nhà đại gia Đỗ Minh Phú đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và quản trị nguồn nhân lực.

Từ năm 2008 - 2010, bà là Phó tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Diana. Trước đó, bà từng nắm giữ vị trí Phó tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý và Đầu tư Thương mại Doji. Từ năm 2009 - 2017, bà là Phó tổng giám đốc của Tập đoàn Doji và đồng thời là Phó chủ tịch tập đoàn cho đến nay.

Ngoài công tác tại DOJI, bà Phương Anh hiện còn là giảng viên của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tại DOJI, bà Đỗ Vũ Phương Anh là một trong 3 cổ đông góp vốn của tập đoàn cùng với bố và em trai Đỗ Minh Đức. Trong đó, ông Đỗ Minh Phú sở hữu 70% vốn, 30% còn lại được chia đều cho Đỗ Vũ Phương Anh và Đỗ Minh Đức.

Còn ông Đỗ Minh Đức sinh năm 1983 và đã tốt nghiệp cử nhân Kinh tế tại Anh, sau đó học thạc sỹ ngành Marketing tại Đại học Westminster (Anh). Ông Đức cũng từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại tập đoàn này như: giai đoạn 2008 – 2009 là Giám đốc kinh doanh; giai đoạn 2009 – 2017 là Phó Tổng giám đốc; giai đoạn 2017 – 2018, là Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng Giám đốc tập đoàn.

ông đức.jpeg
Ông Đỗ Minh Đức

Theo giới thiệu, Tập đoàn DOJI tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD, thành lập năm 1994 bởi ông Đỗ Minh Phú. Đến năm 2007, doanh nghiệp này chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý và Đầu tư thương mại DOJI. Năm 2009, DOJI chính thức trở thành Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI. Từ thời điểm này, DOJI bắt đầu mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực thay vì chỉ vàng bạc, đá quý.

Tính đến nay, DOJI có 15 công ty thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con, 5 công ty liên kết góp vốn và 61 chi nhánh, gần 200 trung tâm, cửa hàng trải dài trên toàn quốc cùng với hơn 400 đại lý, điểm bán...

Danh sách 15 công ty thành viên của DOJI gồm: Công ty TNHH Thế Giới Kim Cương, Công ty cổ phần Thế giới Kim Cương TGKC, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Doji Land, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý SJC Hà Nội, Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý SJC Đà Nẵng, Công ty TNHH Bất động sản Blue Star, Công ty cổ phần Khu du lịch Sinh thái Tam Đảo, Công ty TNHH Xây lắp và Kỹ thuật Phúc Thịnh, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Bông Sen Đỏ, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Doji... Tính đến ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của DOJI đạt 6.361 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2023, DOJI ghi nhận lãi sau thuế gần 154 tỷ đồng, trong khi cả năm 2022 lãi xấp xỉ 1.017 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 2,4%.

Tính tới hết quý 2/2023, tổng tài sản của DOJI gần 19.645 tỷ đồng, tăng 5% so với ngày đầu năm. Trong đó, nợ phải trả hơn 13.204 tỷ, gấp 2 lần vốn chủ sở hữu và tăng 800 tỷ so với ngày 1/1, với dư nợ trái phiếu chỉ 129 tỷ đồng.

Xem thêm

Liên danh DOJI muốn làm tổ hợp thương mại dịch vụ và nhà ở gần 4.300 tỷ đồng tại Huế

Liên danh DOJI muốn làm tổ hợp thương mại dịch vụ và nhà ở gần 4.300 tỷ đồng tại Huế

Tổng vốn đầu tư dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở tại nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp – Tố Hữu, thuộc khu A - Đô thị mới An Vân Dương, TP Huế khoảng 4.280 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện hơn 4.123 tỷ đồng, còn lại là chi phí bồi thường và hỗ trợ tái định cư.

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...