CEO Anyexchange Mai Thuỷ: Không bao giờ bỏ cuộc!

Nếu thành công đến với các start-up dễ dàng, có lẽ người ta đã bỏ hết công việc ở ngân hàng để đi khởi nghiệp. Tôi hiểu điều này hơn ai hết nên dù trong trường hợp na
CEO Anyexchange Mai Thuỷ: Không bao giờ bỏ cuộc!

Đó là chia sẻ của CEO Mai Thanh Thuỷ - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiffany and Son về quá trình khởi nghiệp đầy khó khăn của mình với Thương Gia trong một chiều hè oi ả. 

Được biết trước khi khởi nghiệp, chị đã làm việc tại một ngân hàng nhưng lại quyết định từ bỏ. Tại sao chị lại không tiếp tục với công việc đang là mơ ước của nhiều người đó, thưa chị?

Vào năm thứ 3 đại học, tôi có cơ hội thực tập tại một ngân hàng - lĩnh vực đúng với chuyên ngành tôi đang theo học. Nhưng sau 4 tháng làm việc, tôi tự nhận thấy đây không phải là nơi tôi muốn dừng lại. Tính chất công việc của tôi lúc ấy là một chuỗi lặp đi lặp lại, mặc dù tôi đã cố gắng thử nhiều cách để nâng cao hiệu quả trong công việc và động viên bản thân, nhưng vẫn không thể nào tránh khỏi sự nhàm chán. Từ ấy tôi càng chắc chắn tôi không phải là người hợp với một công việc mà nhiều người cho rằng là “ổn định”.

May mắn là sau đó tôi có cơ hội tiếp cận một start-up về lĩnh vực thương mại điện tử. khi đó, tôi không hiểu thương mại điện tử là gì, chỉ nghĩ đơn giản đó là công ty công nghệ. Tôi bắt đầu công việc với vị trí thấp nhất là thực tập không lương và từng bước được thăng tiến.

Trước khi từ bỏ công việc tại ngân hàng, chắc có lẽ chị đã vạch ra “lộ trình” cho “đứa con tinh thần” đầu tiên của mình và thấy có nhiều triển vọng với lĩnh vực mình theo đuổi?

Thực ra dự án đầu tiên của tôi không đạt kết quả như mình mong muốn. Sau khi từ bỏ công việc ngân hàng tôi cùng với các cộng sự triển khai hai dự án kinh doanh thương mại điện tử và một trong số đó không may thất bại. Tôi chưa từng nghĩ mình đã có những lúc thất bại thảm hại như vậy. 7 con người - một đoàn quân rệu rã - nhưng chúng tôi đã không bỏ cuộc! quan trọng là khi thất bại, bạn vẫn phải tiếp tục chiến đấu để mọi thứ trở nên tích cực hơn.

Dự án còn lại thì khả quan hơn, nhưng sau một thời gian tôi thấy mô hình ấy không thể scale up được nên tôi quyết định chuyển hướng.

Vậy AnyExchange ra đời trong trường hợp nào, thưa chị?

Ý tưởng AnyExchange được hình thành từ giữa năm 2015, khi tôi cùng lúc tiếp nhận thông tin từ hai đối tác: một bên là doanh nghiệp sản xuất có hàng tồn kho, một bên là đơn vị truyền hình cần sản phẩm để làm chương trình khuyến mại.

Mặc dù cả hai đơn vị đều có thể tự bắt tay hợp tác trực tiếp với nhau, nhưng họ đã nhờ tôi đứng ra chắp nối và điều phối việc trao đổi để tránh sự phức tạp và rủi ro trong quá trình thực hiện. AnyExchange đã giúp doanh nghiệp sản xuất giải phóng hàng tồn kho, trong khi đó đơn vị truyền hình, có được nguồn hàng dồi dào, chất lượng tốt để làm khuyến mại.

Cả hai doanh nghiệp đều không muốn trao đổi trực tiếp với nhau do đã từng trải nghiệm nhiều rắc rối trong quá trình tự thực hiện trước đây. làm sao để đảm bảo các cam kết về chất lượng, số lượng, mục đích sử dụng...? Với sự giám sát điều phối của AnyExchange, họ tránh được toàn bộ rắc rối đó, nên rất hài lòng. Từ đó, chúng tôi tiếp tục phát triển giải pháp để cho đến nay, AnyExchange có thể đáp ứng được các yêu cầu trao đổi phức tạp, cho nhiều doanh nghiệp cùng một lúc.

Và sau đó Anyexchange ra đời với sứ mệnh giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết nỗi lo hàng tồn. Trước Anyexchange, chưa có một doanh nghiệp nào trực tiếp đứng ra giải quyết vấn đề này. Cũng chính vì vậy chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, Anyexchange được đón nhận như một giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề hàng tồn kho. Những đối tác đầu tiên của chúng tôi đã trở thành những đối tác lâu dài.

Anyexchange không những giải quyết được nỗi lo hàng tồn của các chủ doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí tiền mặt, tối ưu hoá lợi ích sổ sách tài chính với quy trình thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.

Nhiều người nói “start-up cô đơn như một ngọn cờ”, điều đó đúng với chị?

Rất đúng chị ạ. Tôi cảm thấy rất khó khăn khi tôi start-up với muôn vàn áp lực nhưng không thể chia sẻ với ai. không ai hiểu mình đang làm gì. Tôi cũng không thể nói với ai, vì đã có gan chọn thì phải có gan chịu. Định kiến về doanh nhân hay nỗi lo sợ kinh doanh, tất nhiên tôi đã nghe đủ từ những người xung quanh. Thậm chí bố mẹ tôi luôn muốn tôi có một công việc nhà nước ổn định. Nhưng tôi bỏ ngoài tai hết và vẫn khởi nghiệp... khi không biết khởi nghiệp là gì. Tôi đã nói là tôi rất liều mà...

Giờ đây tuy rằng Anyexchange đang kinh doanh có lãi nhưng khó khăn vẫn còn rất nhiều. khó khăn lớn nhất có lẽ vẫn là sự tiếp nhận của thị trường đối với một giải pháp mới như Anyexchange. Nhưng tôi luôn nhìn khó khăn này theo một cách tích cực và coi đó là cơ hội để Anyexchange không những trở thành doanh nghiệp đi đầu mà còn uy tín nhất Việt Nam trong việc giải quyết hàng tồn kho.

Quá trình khởi nghiệp của chị đầy khó khăn và “cô đơn” là thế nhưng chị đã mạnh mẽ vượt qua được. Động lực nào để chị có thể trải qua được thời kỳ đó?

Nếu thành công đến với các start-up một cách dễ dàng, có lẽ người ta đã bỏ hết công việc đang có để khởi nghiệp. Tôi hiểu điều này hơn ai hết nên dù trong trường hợp nào, tôi cũng không cho phép bản thân bỏ cuộc. Một trong những động lực khiến tôi kiên trì bám trụ trong cuộc chiến này là giấc mơ làm chủ cuộc sống của chính mình, với khả năng làm bất cứ điều gì tôi yêu thích. Chỉ khi khởi nghiệp tôi mới thấy kĩ năng và niềm đam mê của mình giao nhau, mới thấy những gì mình đang làm thực sự có ý nghĩa.

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện và chúc Anyexchange ngày càng phát triển!

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…