Chỉ giải ngân bổ sung khi thị trường có các dấu hiệu rõ ràng về dòng tiền

Nhà đầu tư nên có phương án quản trị danh mục phù hợp, đảm bảo lợi nhuận và chỉ cân nhắc giải ngân bổ sung khi thị trường có các dấu hiệu rõ ràng về dòng tiền và xu hướng, tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng cơ bản tốt và triển vọng kinh doanh tích cực...

Chỉ giải ngân bổ sung khi thị trường có các dấu hiệu rõ ràng về dòng tiền

Chứng khoán ngày 12/12 tiếp tục biến động tích cực khoảng thời gian đầu của phiên. Một điểm khác so với các phiên trước là đà tăng của VN-Index giữ được khá tốt trong toàn thời gian giao dịch của phiên sáng.

VN-Index nới rộng sắc xanh với đà tăng của nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng và chứng khoán, có lúc vượt lên trên 1.275 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán dần dâng cao mỗi khi thị trường có sự hưng phấn và tiếp tục khiến VN-Index suy yếu.

Áp lực điều chỉnh diễn ra mạnh hơn trong phiên giao dịch buổi chiều. Số mã giảm chiếm ưu thế hơn. VN-Index trở lại sắc đỏ ở nửa sau của phiên chiều, giằng co dưới mốc tham chiếu. Mức giảm của các chỉ số không quá mạnh khi áp lực bán cũng không dâng quá cao.

Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng và chờ đợi sự bứt phá của nhóm ngành có yếu tố thị trường. Trong khi đó, dòng tiền vẫn chỉ len lỏi vào một số cổ phiếu đơn lẻ, thanh khoản ở mức trung bình.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.267,35 điểm, tương ứng giảm 1,51 điểm (-0,12%) so với phiên trước. Toàn sàn HOSE có 151 mã tăng nhưng có đến 230 mã giảm và 82 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,19 điểm (0,08%) lên 227,99 điểm, với 70 mã tăng, 85 mã giảm và 73 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,06%) xuống 92,68 điểm.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt hơn 554 triệu cổ phiếu, giảm 11,7% so với phiên trước. Giá trị giao dịch giảm 11,9% xuống 13.492 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1.849 tỷ đồng (giảm 47%). Giá trị giao dịch trên HNX đạt 941 tỷ đồng, giảm 13,9%, trong khi giá trị giao dịch ở UPCoM cũng giảm 19% xuống 510,8 tỷ đồng.

Trong bối cảnh đa số các nhóm ngành cổ phiếu ghi nhận sắc đỏ, nhóm cổ phiếu dệt may lại có biến động tích cực. Trong đó, MSH tăng gần 4,8%, GIL tăng 3%, TNG tăng 1,98%, TCM tăng 0,84%...

Một nhóm cổ phiếu khác cũng biến động khá tích cực ở phiên hôm nay là khu công nghiệp, với VGC tăng 1,37%, BCM tăng 0,75%, GVR tăng 0,6%. Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, sự phân hóa diễn ra mạnh. Trong nhóm VN30 có 11 mã tăng, trong khi số mã giảm là 15. Các mã gây áp lực lớn nhất lên VN-Index có HPG, VIC, PLX…

Trong đó, HPG giảm 0,9%, VIC giảm 0,97%, PLX giảm 1,25%. Các mã như LPB, HVN, VTP hay GEE cũng gây áp lực lên thị trường. LPB giảm 1,5%, HVN cũng giảm 1,8%, VTP giảm đến hơn 4,2%. Bên cạnh VTP, các mã cùng họ Viettel đều chìm trong sắc đỏ. VGI ghi nhận mức giảm hơn 3,1%, VTK mất 1,7% còn CTR đóng cửa dưới tham chiếu 0,8%.

Nhóm chứng khoán sau khi tăng tốt ở đầu phiên thì đa phần đều suy yếu trở lại. Chốt phiên, SSI giảm 0,57%, HCM giảm 0,34%, VCI giảm 0,14%... Diễn biến tương tự cũng xảy ra ở nhóm ngân hàng khi các mã như CTG, VIB, ACB… cũng đều kết phiên trong sắc đỏ. Chiều ngược lại, một số ngân hàng khác như VCB, HDB, EIB hay TCB vẫn giữ được sắc xanh dù biên độ tăng ở mức thấp.

anh-chup-man-hinh-2024-12-12-luc-194620.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Kiên nhẫn nắm giữ danh mục hiện tại

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

VN-Index có phiên giảm thứ ba liên tiếp với khối lượng khớp lệnh sụt giảm, thấp hơn mức trung bình 20 phiên. Thị trường đã có sự cân bằng tăng/giảm (3 phiên tăng và 3 phiên giảm) kể từ phiên bùng nổ xác nhận xu hướng tích cực trong ngày giao dịch thứ 5 tuần trước.

Tuy vậy mức hỗ trợ 1.260 điểm, tương ứng với MA200 vẫn chưa được test, nên khả năng xu hướng tăng điểm phải cần thêm thời gian nữa. Chúng tôi vẫn duy trì kỳ vọng vào sự tích cực của thị trường và kiên nhẫn nắm giữ danh mục hiện tại. Bên cạnh đó, căn chờ nhịp chỉnh đưa VN-Index về mốc hỗ trợ trên để gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu cũng như mở thêm vị thế mua mới.

Ưu tiên trạng thái nắm giữ

Chứng khoán AIS

Chỉ số VN-Index tiếp tục trạng thái tích lũy quanh khu vực 1.270 điểm như những phiên trước đó. Thị trường chưa xuất hiện áp lực bán đáng kể, song dòng tiền tham gia vẫn còn khá dè dặt. Chỉ số sẽ vẫn còn một số rung lắc, điều chỉnh nhẹ để kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.245-1.260 điểm (quanh giá trị đường MA50, MA200 và MA20 ngày).

Tuy nhiên, xu thế chung của thị trường vẫn là tăng điểm để hướng lên vùng đỉnh cũ 1.290-1.300 điểm trong thời gian tới. Với diễn biến hiện tại, chúng tôi tiếp tục ưu tiên trạng thái nắm giữ, đồng thời chờ đợi để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu khi điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.245-1.260 điểm.

Tận dụng nhịp rung lắc để giải ngân ở vùng giá chiết khấu

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Với diễn biến rung lắc và chưa có tín hiệu cải thiện hiện tại, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tận dụng nhịp rung lắc để giải ngân ở vùng giá chiết khấu đối với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục, với mục tiêu trung bình giá vốn và đạt được lợi nhuận tốt hơn khi động lực thị trường được củng cố và tiến đến những mốc điểm cao hơn.

Có thể tiếp tục trải lệnh

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số VN-Index đóng cửa gần thấp nhất phiên và tạo bóng nến trên dài, bỏ ngỏ rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh. Tuy nhiên, về mặt tổng thể, các tín hiệu động lượng kỹ thuật chưa cho thấy hoạt động bán chiếm ưu thế và diễn biến phân phối vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Mặc dù việc VN-Index thiếu đi lực đỡ có thể thúc đẩy lượng cung khớp chủ động nhiều hơn, chỉ số được kỳ vọng sẽ cho phản ứng hồi phục khả quan tại quanh vùng hỗ trợ gần. Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể tiếp tục trải lệnh, gia tăng thêm tỷ trọng vị thế trading khi chỉ số hoặc mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.

Chỉ giải ngân bổ sung khi thị trường có các dấu hiệu rõ ràng về dòng tiền

Chứng khoán Asean

Thị trường cần có các phiên xác nhận rõ ràng hơn về xu hướng tiếp theo với khối lượng tăng mạnh để có thể phá vỡ vùng kháng cự hiện tại để hướng tới mức 1.300 điểm.

Do đó, nhà đầu tư nên có phương án quản trị danh mục phù hợp, đảm bảo lợi nhuận và chỉ cân nhắc giải ngân bổ sung khi thị trường có các dấu hiệu rõ ràng về dòng tiền và xu hướng, tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng cơ bản tốt và triển vọng kinh doanh tích cực.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Thị trường chứng khoán vẫn tăng điểm, chờ đợi vùng đỉnh cũ 1.290-1.300 điểm

Thị trường chứng khoán vẫn tăng điểm, chờ đợi vùng đỉnh cũ 1.290-1.300 điểm

Theo nhận định của công ty chứng khoán, chỉ số sẽ vẫn còn một số rung lắc, điều chỉnh nhẹ nữa để kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.260 điểm (quanh giá trị đường MA50 và MA200 ngày). Tuy nhiên, xu thế chung của thị trường vẫn là tăng điểm để hướng lên vùng đỉnh cũ 1.290-1.300 điểm trong thời gian tới...

Nhà đầu tư ngóng dữ liệu lạm phát, phố Wall giảm điểm

Nhà đầu tư ngóng dữ liệu lạm phát, phố Wall giảm điểm

Chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm nhẹ vào thứ Ba khi đà sụt giảm của lĩnh vực công nghệ đã lấn át mức tăng trong ngành dịch vụ truyền thông. Song song với đó, các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi hai báo cáo lạm phát có khả năng ảnh hưởng đến quyết định lãi suất…

Nasdaq lần đầu tiên cán mốc 20.000 điểm

Nasdaq lần đầu tiên cán mốc 20.000 điểm

Hai trong số ba chỉ số chính của Phố Wall đã chứng kiến đà tăng mạnh trong phiên giao dịch thứ Tư, với Nasdaq lần đầu tiên vượt mốc 20.000 điểm sau khi báo cáo lạm phát mới của Mỹ thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng này…

Giải ngân ở vùng giá tốt đối với các mã đang cho tín hiệu bật tăng

Giải ngân ở vùng giá tốt đối với các mã đang cho tín hiệu bật tăng

Nhà đầu tư tận dụng các nhịp rung lắc trong các phiên tiếp theo để giải ngân ở vùng giá tốt đối với các mã đang cho tín hiệu bật tăng từ vùng hỗ trợ với sự gia tăng ở lực cầu và thanh khoản. Một số nhóm ngành đáng chú ý thời điểm hiện tại là chứng khoán, bất động sản, thép...

Có thể bạn quan tâm

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

MSVN kỳ vọng VN-Index sẽ chạm mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025, nhờ vào sự bứt phá lợi nhuận 17,1% và thanh khoản thị trường cải thiện mạnh mẽ, các nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và bán lẻ được dự báo sẽ đóng vai trò “đầu tàu” dẫn dắt đà tăng trưởng này...