Chi phí tuân thủ TTHC 2018: Thuế thấp nhất, xây dựng cao nhất

Nhóm thủ tục hành chính (TTHC) Thuế là nhóm TTHC có thứ hạng cao nhất (chi phí tuân thủ thấp nhất), và nhóm TTHC xây dựng đứng cuối bảng là nhóm TTHC tốn kém nhất, trong 8 nhóm TTHC được khảo sát.
Chi phí tuân thủ TTHC 2018: Thuế thấp nhất, xây dựng cao nhất

Đây là kết quả của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2018.

Theo đó, báo cáo đánh giá Chỉ số APCI 2018 dựa trên nền tảng phân tích những thành tựu cải cách TTHC của Chính phủ trong năm qua đối với 8 nhóm TTHC quan trọng đối với doanh nghiệp, gồm: 1) Khởi sự doanh nghiệp/Đăng ký kinh doanh; 2) Thuế; 3) Đầu tư; 4) Giấy phép, chứng chỉ hành nghề; 5) Hải quan; 6) Đất đai; 7) Môi trường; 8) Xây dựng; và qua đó, xác định dư địa để tiếp tục cải cách cho các nhóm TTHC này.

Kết quả, theo báo cáo đánh giá Chỉ số APCI 2018, nhóm TTHC Thuế là nhóm TTHC có thứ hạng cao nhất (chi phí tuân thủ thấp nhất) trong 8 nhóm TTHC được khảo sát. Kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy chi phí tuân thủ (CPTT) trung bình của nhóm TTHC Thuế thấp nhất (khoảng 73,7 nghìn đồng) và chỉ tương đương với 0,58% CPTT trung bình của 8 nhóm TTHC được khảo sát (khoảng 12,7 triệu đồng) và tương đương 0,1% CPTT trung bình của nhóm có CPTT cao nhất là nhóm TTHC Xây dựng (khoảng 64,1 triệu đồng).

Cụ thể: Chi phí thời gian: CPTT của nhóm TTHC Thuế chủ yếu là các chi phí về thời gian. Thời gian thực hiện TTHC Thuế trung bình là 2,9 giờ, chỉ bằng 1,3% thời gian thực hiện TTHC Môi trường (218,4 giờ) và bằng 4,6% thời gian trung bình của các TTHC trong các lĩnh vực (63,3 giờ). Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp của TTHC Thuế được các doanh nghiệp đánh giá là không có hoặc không đáng kể nhờ việc thực hiện TTHC trực tuyến qua mạng internet.

Với APCI 2018, thành tựu cải cách của ngành Thuế đã được đánh giá, ghi nhận bằng những con số thực tế, đó chính là chi phí doanh nghiệp phải thực sự bỏ ra để thực hiện thực hiện TTHC Thuế là thấp nhất trong nhóm các TTHC quan trọng đối với doanh nghiệp.

Những cải cách mà ngành Thuế đã làm được là bài học thực tiễn tốt để từ đó ngành Thuế tiếp tục cải cách các TTHC cho phù hợp và ngày càng tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...