Chính sách tiền tệ đang đứng giữa “ngã ba đường”?

Trước nguy cơ trì trệ các hoạt động thương mại do lạm phát và đại dịch Covid-19, một số ý kiến cho rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết nhưng cũng có quan điểm cho rằng phải nới lỏng để thúc đẩy phát triển.
Chính sách tiền tệ đang đứng giữa “ngã ba đường”?

Để đối phó với tình hình dịch bệnh đang ngày càng có diễn biến phức tạp,nhiều nền kinh tế trong khu vực đã sớm có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giảm thiểu rủi ro trì trệ thương mại.

Ngày 3/2 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã quyết định bơm 1.200 tỷ nhân dân tệ, tương đương 174 tỷ USD vào hệ thống tài chính để giải cứu nền kinh tế đang lao đao vì dịch Covid-19.

Ngày 5/2, đến lượt Ngân hàng Trung ương Thái Lan hạ lãi suất xuống còn 1%, đánh dấu lần cắt giảm thứ 3 trong 5 cuộc họp gần đây nhất, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, vốn có sự đóng góp rất lớn của ngành du lịch nhưng ngành này đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh gây ra.

Về phía Việt Nam, đến thời điểm này Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng sớm kêu gọi các ngân hàng phải giữ ổn định lãi suất và hỗ trợ các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi dịch bệnh corona, qua Công văn số 541/NHNN-TD ban hành ngày 4/2.

Theo đó, NHNN chỉ đạo các ngân hàng phải chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch nCoV, nhất là những ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu... để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay... theo quy định pháp luật hiện hành.

Bình luận về động thái này của ngành ngân hàng, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính thuộc Học viện Tài chính cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì doanh thu bán hàng giảm, một số ngành đã chịu tác động trực tiếp như vận tải, du lịch… Do đó, phân nhóm doanh nghiệp và khách hàng thực sự gặp khó khăn để áp dụng các giải pháp như gia hạn nợ, tăng cường các khoản vay hỗ trợ lãi suất là cần thiết để giúp doanh nghiệp vượt khó.

Tuy nhiên, chưa nên tính đến giải pháp nới lỏng chính sách tiền tệ một cách tổng thể cho cả nền kinh tế. Bởi lẽ, mặt bằng lãi suất trên thị trường hiện nay cũng đang ở mức thấp, cân đối với chi phí huy động và chi phí vận hành thì thực tế ngân hàng không còn nhiều dư địa để giảm lãi suất trên diện rộng.

Ông Độ phân tích “Thực tế việc áp dụng các chính sách giãn nợ, ưu đãi lãi vay cũng có thể ảnh hưởng đến thực trạng tài chính của các TCTD. Do đó, chỉ có các TCTD mới hiểu rõ và làm tốt việc phân loại đối tượng cần hỗ trợ, kênh và hình thức hỗ trợ để đúng, trúng và bớt thiệt thòi cho chính tổ chức tín dụng đó”.

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín cho rằng, chủ trương giảm lãi suất, giảm chi phí giao dịch ngân hàng là cần thiết, còn việc can thiệp thị trường bằng các chính sách nới lỏng tiền tệ chưa hẳn là hiệu quả ở thời điểm này.

Bởi nếu tiếp tục nới lỏng lại có thể càng gây áp lực lạm phát vốn đã tăng trở lại gần đây, mà hệ quả sẽ dẫn đến những bất ổn lớn hơn và xóa nhòa thành quả tăng trưởng đạt được. Rõ ràng việc bơm tiền là rất dễ đối với các ngân hàng trung ương, quan trọng là tiền đó sẽ được sử dụng như thế nào, có đến được người cần và đáp ứng được nhu cầu, cũng như đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của ngành Ngân hàng mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác để ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Đó quả là một nhiệm vụ không hề đơn giản, thậm chí có thể nói là lưỡng nan khi mà mục tiêu tăng trưởng đôi khi lại mâu thuẫn với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi về mặt lý thuyết, muốn kiềm chế lạm phát, phải thắt chặt tiền tệ; có nghĩa cung tiền, tín dụng sẽ được thặt chặt hơn, đẩy mặt bằng lãi suất tăng cao. Lẽ đương nhiên điều đó sẽ không có lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm

Mỹ tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách giám sát tiền tệ

Mỹ tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách giám sát tiền tệ

Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đã ban hành Báo cáo tháng 1/2020 về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” đã đưa ra danh sách các quốc gia cần giám sát gồm 10 nước, trong đó có cả Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...